Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần cuối)

    TVD,  

    Các loại vũ khí như mìn, súng trường hay máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng cũng là những “sát thủ” diệt tăng vô cùng hiệu quả.

    Trong hai phần đầu của loạt bài viết, chúng ta đã điểm qua những loại tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa tầm xa hiệu quả nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên đây không phải loại vũ khí duy nhất có thể được sử dụng để tiêu diệt xe tăng, mà bên cạnh đó, các loại vũ khí như mìn và các loại vật liệu nổ, súng trường, pháo tự hành hay máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng cũng là những “sát thủ” diệt tăng vô cùng hiệu quả.

    Mìn và các loại vật liệu nổ khác

    Mìn chống tăng là loại mìn có thiết kế gần giống mìn bộ binh, tuy nhiên được trang bị lượng thuốc nổ lớn hơn rất nhiều cùng cơ chế chỉ kích hoạt khi các xe cơ giới hoặc xe tăng đi qua. Được sử dụng khá nhiều trong Thế chiến thứ I và Thế chiến thứ II với các đại diện tiêu biểu như dòng TM của Liên Xô và Nga, dòng Tellermine của Đức, L93 của Anh và M15 của Mỹ. 

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần cuối)
     

    Hiện nay, các loại mìn chống tăng vẫn được sử dụng, tuy nhiên chúng đã được nâng cấp và cải tiến khá nhiều. Tăng cường sức công phá với lượng thuốc nổ nhiều hơn và uy lực nổ lớn hơn (như Hexogen), sử dụng lượng nổ lõm để tăng hiệu quả xuyên vào vỏ sắt , thép của các xe tăng, xe bọc thép, hệ thống rải mìn phát triển hơn: các mìn chống tăng có thể được rải bằng các xe rải mìn, cũng có thể rải mìn bằng các bom chùm, đạn mẹ. Hầu hết các mìn chống tăng hiện đại ngày nay có vỏ làm bằng chất dẻo để tránh việc bị phát hiện bằng máy dò mìn. Bên cạnh đó, nó còn được trang bị hệ thống chống vô hiệu hóa bằng bộ binh, khi có bất kỳ sự tiếp cận nào một hệ thống phụ sẽ kích hoạt khiến quả mìn phát nổ. 

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần cuối)
     

    Lựu đạn chống tăng cũng là một trong những “sát thủ” chống tăng của hai cuộc Chiến tranh thế giới, được chế tạo và sử dụng bởi người Đức. Năm 1941, Đức đã chế tạo loại lựu đạn chống tăng Panzerwurfmine, trang bị đầu nổ HEAT có khả năng phá hủy mọi loại xe tăng lúc bấy giờ. 

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần cuối)
     

    Sau đó không lâu, người Anh đã chế tạo một loại lựu đạn chống tăng đặc biệt hiệu quả, ST Grenade No.74 hay còn gọi là bom dính. Với lớp chất liệu đặc biệt có khả năng dính chặt vào vỏ xe tăng, cùng với 0,57kg chất nổ nitroglycerin, nó có thể phá hủy lớp vỏ thép dày 25mm của các loại xe tăng lúc bấy giờ. Sau này một loại bom tương tự sử dụng nam châm để bám chặt vào vỏ xe tăng cũng được chế tạo. 

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần cuối)
     

    Nhược điểm chung của các loại lựu đạn và vật liệu nổ này là cần tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách gần, do đó rất dễ bị bộ binh hạ gục trước khi tiêu diệt được xe tăng. Để khắc phục nhược điểm này, quân đội Đức đã chế tạo một thiết bị tiếp cận mục tiêu không người lái, trang bị 70-100kg thuốc nổ HEAT. Nó được gọi là Goliath hay “bọ xe tăng”, tuy nhiên hạn chế của nó là tốc độ di chuyển thấp, cáp điều khiển dễ bị tổn thương và lớp giáp mỏng dễ bị phá hủy. Người Nga thay vì sử dụng một thiết bị cơ khí đã huấn luyện một đội quân chó chống xe tăng. Đội quân chó này được huấn luyện để mang chất nổ phá hủy xe tăng đến mục tiêu, đặt chất nổ ở lại và sau đó rút về, chất nổ sau đó sẽ được kích hoạt bằng bộ đếm thời gian hoặc điều khiển từ xa. Tuy nhiên hầu hết các nhiệm vụ này đều khiến những chú chó phải hi sinh thay vì như ý tưởng ban đầu. Sau Thế chiến thứ 2, chương trình huấn luyện chó chống tăng cũng được chấm dứt. 

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần cuối)
     

    Súng trường chống tăng

    Súng trường chống tăng là loại súng trường được thiết kế để bắn đạn xuyên, mục tiêu chủ yếu là giáp của xe cơ giới quân sự, đặc biệt là xe tăng . Tính hữu dụng của súng trường cho mục đích trên bắt đầu từ khi xe tăng xuất hiện trong Thế chiến thứ nhất cho tới đầu Thế chiến thứ hai , khi chúng gần như hoàn toàn lỗi thời trước các thế hệ xe tăng mới. Giáp của các thế hệ thiết giáp mới đã trở nên quá dày cho đạn xuyên bắn từ súng trường chống tăng do một người lính mang vác. Lúc này, súng trường chống tăng được thay thế bằng súng chống tăng phóng đạn lõm, trong đó nổi tiếng nhất là súng chống tăng bazooka . Hậu duệ của súng trường chống tăng ngày nay là súng trường chống khí tài , chẳng hạn như M82 Barrett . 

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần cuối)
     

    Hầu hết các loại súng trường chống tăng được sử dụng trong hai cuộc Thế chiến được trang bị loại đạn tiêu chuẩn 7,9x57mm IS, lõi xuyên bằng thép lộ ra ở phía sau tạo thành đuôi đầu đạn thuôn. Ở cự li lên đến 400 mét, đạn có thể xuyên tất cả các loại xe bọc thép nhẹ. Ở góc chạm 30 °, cự li 300 m, đạn có thể xuyên giáp dày 16 mm, hoặc giáp dày 33 mm ở cự li 100 m. Sau này các loại súng trường chống tăng cỡ nòng lên đến 20mm đã ra đời và đi vào sử dụng, nhưng vai trò chống tăng sớm đã đòi hỏi tới các loại vũ khí mạnh hơn được dựa trên ứng dụng năng lượng hóa học dưới hình thức lựu đạn lõm chống tăng bắn từ súng trường chiến đấu. Ngoài ra một lượng lớn súng chống tăng vác vai và súng không giật có hỏa lực xuyên mạnh hơn đã ra đời. Một số súng trường chống tăng, như Lahti L-39 của Phần Lan , vẫn còn được sử dụng bởi các xạ thủ bắn tỉa để quấy nhiễu đối phương, như bắn đạn phốt pho vào cửa nóc xe tăng đang mở, hay ép xạ thủ bắn tỉa của đối phương phải rời khỏi vị trí của mình. 

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần cuối)
     

    Chiến đấu cơ

    Bên cạnh chiến thuật tác chiến trên mặt đất, hỗ trợ không lực để tiêu diệt xe tăng cũng được quân đội nhiều quốc gia sử dụng. Với ưu điểm cơ động, dễ dàng triển khai, trong khi khả năng phòng không của các loại xe tăng là rất kém. Một số mẫu chiến đấu cơ được phát triển để hỗ trợ bộ binh và đặc biệt là khả năng tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép bằng các loại súng máy hạng nặng hoặc đánh bom. Hai đại diện tiêu biểu cho dòng chiến đấu cơ diệt tăng là A-10 Thunderbolt II và Sukhoi Su-25. 

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần cuối)
     

    A-10 Thunderbolt II (Thần sấm II) là loại phi cơ tấn công mặt đất và chi viện không quân trực tiếp cho lực lượng bộ binh bằng cách tấn công xe tăng , xe bọc thép và các mục tiêu mặt đất khác, cũng như được sử dụng để tấn công ngăn chặn tiếp viện của địch Hỏa lực chính gồm một súng đại liên 30mm GAU-8 Avenger. Tổng trọng tải vũ khí lên đến 7,2 tấn, phân bố trên 11 ray treo (8 ray dưới hai cánh và 3 ray dưới bụng) bao gồm: bom thông dụng Mark 82, Mark 83, Mark 84, bom lửa Mark 77, bom chùm BL-755, CBU-52/58/71/87/89/97, bom điều khiển bằng laser GBU-10/16/24 Paveway, hỏa tiễn không-đối-đất AGM-65 Maverick , hỏa tiễn không-đối-không AIM-9 Sidewinder , ống phóng rocket Hydra 70mm, ống phóng rocket Zuni 127mm LAU-10. 

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần cuối)
     

    Sukhoi Su-25 là loại máy bay chiến đấu cường kích, chống tăng và chi viện không quân trực tiếp do Liên Xô thiết kế. Được trang bị 1 pháo Gryazev-Shipunov GSh-30-2 30 mm với 250 viên đạn, 11 giá treo vũ khí mang được 4.400 kg vũ khí gồm: 02 tên lửa Molniya R-60 hoặc các tên lửa không đối không cho việc phòng vệ, các bom công dụng chung , bom chùm , bom dẫn đường, các tên lửa không đối đất như Kh-25ML .

    Trực thăng chiến đấu

    Nếu kể đến các “sát thủ” diệt tăng trên chiến trường, không thể không nhắc đến các dòng máy bay trực thăng chiến đấu. Với lợi thế trên không và khả năng kiểm soát tốt hơn hẳn các chiến đấu cơ, các trực thăng chiến đấu có thể hỗ trợ bộ binh một cách vô cùng hiệu quả, tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép bằng các loại vũ khí hạng nặng, trong khi đó tính cơ động cao và dễ dàng triển khai ở mọi mặt trận.

    Một chiếc trực thăng chiến đấu, là một trực thăng quân sự được trang bị để tấn công các mục tiêu trên mặt đất như bộ binh, phương tiện bọc thép và các cấu trúc của đối phương bằng pháo tự động , súng máy , rocket , và các loại tên lửa dẫn đường chính xác như Hellfire . Nhiều máy bay trực thăng chiến đấu cũng có khả năng mang tên lửa không đối không , dù chủ yếu chỉ cho mục đích tự vệ. Ngày nay trực thăng chiến đấu có hai vai trò chính: thứ nhất, đảm bảo hỗ trợ gần trên không trực tiếp và chính xác cho bộ binh, thứ hai, nhiệm vụ chống tăng và những điểm tập trung xe thiết giáp địch. 

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần cuối)
     

    Những gương mặt “sát thủ” hàng đầu phải kể đến Mi-24 và Mi-28 của Nga, với trang bị 1 pháo 30 mm Shipunov 2A42 với 250 viên đạn. Giá treo: 2 giá treo dưới mỗi cánh mang được bom, rocket, tên lửa và thùng súng. Cấu hình vũ khí chính gồm: 16 tên lửa chống tăng Ataka-V và 40 rocket S-8 , hoặc 16 tên lửa chống tăng Ataka-V và 10 rocket S-13 , hoặc 16 tên lửa chống tăng Ataka-V và 2 thùng súng máy 23 mm Gsh-23L . Vũ khí khác: Tên lửa chống tăng 9K118 Sheksna và 9A-2200, 8 tên lửa không đối không Igla-V và Vympel R-73 , 2 thiết bị thả mìn KMGU-2 . 

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần cuối)
     

    Bên cạnh đó các trực thăng chiến đấu của Mỹ như AH-64A Apache, AH-1Z King Cobra cũng không hề kém cạnh, với trang bị Pháo M230 30 mm ( tốc độ bắn 625 phát/phút, cơ số đạn lên đến 1.200 viên ). Tên lửa AGM-114 Hellfire , AIM-92 Stinger , AIM-9 Sidewinder , AGM-122 Sidearm, rốc két Hydra 70 . Ngoài ra còn được trang bị một radar bước sóng milimet trên đỉnh của rotor chính, cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất. Bên cạnh đó AH-64D còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A (V), cảm biến cảnh báo radar AN/APR-48A, cảm biến cảnh báo laser AN/AVR-2, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136, hệ thống mồi bẫy đối phó với tên đối không dẫn bằng hồng ngoại.

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày