Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần II)

    PV,  

    Phần lớn những tòa nhà cao nhất trên được xây dựng trong vòng hai mươi năm qua và cho đến bây giờ năm nào cũng có thêm những dự án xây những tòa nhà cao và cao.

    Ở phần tiếp theo này, chúng ta sẽ tiếp tục danh sách đến với những tòa nhà chọc trời có chiều cao lớn nhất thế giới.

    6. Tòa nhà trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc (491 mét)

    Toà nhà chọc trời này là công trình cao nhất ở Thượng Hải , Trung Quốc. Công việc xây dựng bắt đầu năm 1997 nhưng sau đó do khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990 đã làm thay đổi thiết kế của tòa nhà.

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần II)

    Tòa nhà cao 101 tầng này được công ty Kohn Pedersen Fox thiết kế. Tòa tháp cao 491 m, hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2008. Thời điểm khánh thành, nó trở thành tòa nhà cao thứ hai thế giới. Chi phí xây dựng nó ước tính vào khoảng 1,2 tỉ đô la – một con số cực kì lớn. Đây là tổ hợp văn phòng cho thuê, khách sạn, bảo tàng và rất nhiều trung tâm bán lẻ.

    5. Taipei 101 ở Đài Bắc, Đài Loan ( 509 mét)

    Tòa nhà này bắt đầu được khởi công năm 1999 và hoàn thành khai trương năm 2004. Đây là nơi trang bị thang máy nhanh nhất thế giới, đồng hồ đếm ngược lớn nhất. Công trình này có chi phí xây dựng lên tới 1,8 tỷ USD.

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần II)

    Từ khi khánh thành vào tháng 8 năm 2003 , chiều cao tòa nhà này đã vượt qua tòa Tháp đôi Petronas của Malaysia (cao 452 m) và trở thành tòa tháp cao nhất thế giới. Tòa tháp Đài Bắc 101 trước đây còn được gọi là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc. Tòa nhà bao gồm 101 tầng phía trên mặt đất như tên gọi của mình cùng năm tầng hầm được xây dựng sâu vào lòng đất, đồng thời cũng đóng vai trò như một nền móng vững chắc nâng đỡ sức nặng cho toàn bộ công trình.

    Tòa tháp là sự kết hợp giữa những ý tưởng và họa tiết truyền thống phương đông cùng những vật liệu, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên một tác phẩm mang đậm dấu ấn riêng. Để có thể đến được tầng 101 của tòa nhà, bạn có thể lựa chọn giữa 61 thang máy, trong đó có 2 thang máy vận hành với tốc độ cao (1.010m/phút) nên chỉ trong 39 giây du khách đã được “bắn vọt” lên đến tầng 89. Tại đây có một đài quan sát trong nhà cho phép bạn chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố tại độ cao 383,4m.

    Hai chiếc thang máy này có thể được xem như một kỳ công trong sáng tạo của nhà sản xuất Toshiba Elevator and Building Systems. Với những du khách muốn cảm nhận không khí trong lành của bầu trời tại thành phố Đài Bắc, tại tầng 91 là khu vực quan sát ngoài trời. Tuy nhiên không như đài quan sát tại tầng 89, khu quan sát ngoài trời này chỉ mở cửa cho du khách trong điều kiện thời tiết cho phép mà thôi. Đây là một tòa nhà bao gồm văn phòng, các gian hàng thương mại bán lẻ, nhà hàng.

    4. Tháp Trung Tâm Thương mại Thế giới, New York, Mỹ (541 mét)

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần II)

    Vừa mới được khánh thành vào năm 2013, tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới mới (1 WTC) tại thành phố New York ngày 12/11 đã chính thức được công nhận là tòa nhà cao nhất nước Mỹ với chiều cao 541 m. Nó được xây trên nền của tháp đôi World Trade Center từng bị sập sau vụ khủng bố 11/9 với chi phí xây dựng lên tới 3,9 tỷ USD. Chiều cao của tòa nhà 541 mét - 1776 feet là một con số tượng trưng cho năm 1776 khi nước Mỹ công bố bản Tuyên ngôn độc lập. Tại đây bao gồm một bảo tàng và một đài tưởng niệm để tưởng nhớ những người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố 11/9.

    3. Khách sạn Makkah Royal Clock Tower tại Mecca, Saudi Arabia (601 mét)

    Nằm bên ngoài Nhà thờ Hồi giáo Masjid al-Haram, khách sạn 5-sao này là một trong những tòa nhà cao thứ ba thế giới. Tòa nhà này được hoàn thành năm 2012 sau 8 năm xây dựng. Trên đỉnh tháp là một chiếc đồng hồ cực lớn có 4 mặt.

    Via everyonesanoriginal.com

    Nơi đây cung cấp 9 nhà hàng, dịch vụ trợ giúp đặc biệt 24 giờ và Wi-Fi miễn phí trong toàn bộ các phòng. Mỗi chỗ ở tại Fairmont Makkah Clock Royal Tower đều được trang bị TV màn hình LCD và phòng tắm riêng rộng rãi có bồn tắm. Các phòng cũng nhìn ra quang cảnh đền Holy Ka'aba, Nhà thờ Hồi giáo Haram hay Thánh Địa (Holy City).

    Makkah Royal Tower Fairmont tự hào có 9 nơi ăn uống, bao gồm cả Bharat lấy cảm hứng từ Ấn Độ, Phòng trà Li-băng Al Dar và nhà hàng trên tầng mái Al Dira. Khách sạn cũng cung cấp thực đơn ăn uống tại phòng phong phú suốt 24 giờ. Khách sạn này là một phần của khu phức hợp Abraj Al Bait, nơi có 4000 cửa hiệu và cửa hàng với đầy đủ mọi thương hiệu quốc tế. Makkah Clock Tower Hotel chỉ cách Nhà thờ Hồi giáo Grand Mosque 2 phút đi bộ và cách hang Hira Cave 6 km.

    2. Tháp Thượng Hải, Trung Quốc (632 mét)

    Đây một tòa nhà chọc trời siêu cao đang được xây dựng ở Lục Gia Chủy, Phố Đông, Thượng Hải . Được thiết kế bởi Gensler, nó là tòa nhà cao nhất trong nhóm ba tòa nhà ở Phố Đông, hai tòa nhà kia là Tháp Kim Mậu và Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải . Chi phí xây dựng công trình này vào khoảng 4,2 tỉ đô la, khi nó được hoàn thành, đây sẽ là công trình cao nhất toàn Châu Á và cao thứ hai trên thế giới. Chiều cao của nó sẽ là 632 mét với 121 tầng.

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần II)

    Tháp được xây dựng như chín tòa nhà hình trụ xếp chồng lên nhau gồm có hai lớp không gian bên trong và bên ngoài. Khoảng không giữa hai lớp nhà cùng độ cao tòa nhà tạo nên những mảnh vườn trời tuyệt đẹp. Dự kiến, nơi đây sẽ cung cấp văn phòng, địa điểm bán hàng, khách sạn cao cấp, bãi đậu xe … Tòa nhà này cũng sẽ két hợp cùng Metro Thượng Hải để tổ chức nên các địa điểm văn hóa mới cho người dân. Ngoài ra, còn phải kể đến khách sạn quốc tế Jin Jiang tọa lạc từ tầng 84 đến 110 tại Shanghai Tower. Tổng cộng sẽ có 258 phòng hạng sang cùng tiền sảnh khách sạn đặt tại tầng 101. Theo dự kiến, Jin Jiang có thể đi vào hoạt động từ cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015 và nó sẽ vượt qua Park Hyatt để nắm giữ danh hiệu khách sạn sang trọng cao nhất thế giới.

    1. Burj Khalifa ở Dubai, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (828 m)

    Tòa nhà này đã được hoàn thành từ năm 2010 và chính thức được coi là cấu trúc nhân tạo cao nhất thế giới. Tòa nhà gốm 163 tầng và mất 1,5 tỉ đô la để xây dựng. Nó được xây dựng bắt đầu từ tháng 9 năm 2004 và cần tới 12.000 nhân công để hoàn thành. Có thời điểm, cứ sau 3 ngày một tầng mới lại được mọc lên. Lượng bê tông được sử dụng để xây tháp đủ để đắp một con đường dài 2.065km và lượng thép gia cố có thể nối dài đủ 1/4 quãng đường vòng quanh trái đất.

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần II)

    Trên tầng 39, một phòng tắm xa xỉ cùng các phương tiện giải trí có thể đáp ứng nhu cầu của những ông trùm xa hoa nhất trên thế giới. Hệ thống làm lạnh tạo ra đủ lượng nước để lấp đầy 20 bể bơi Olympics mỗi năm. Tòa tháp được thiết kế bao gồm 1.000 căn hộ, 49 tầng dành cho văn phòng và một khách sạn do chuyên gia thời trang Giorgio Armani thiết kế.

    Tòa tháp không chỉ phá kỷ lục về chiều cao mà còn ghi danh về những kỷ lục khác như ban công quan sát cao nhất thế giới, thang máy chạy nhanh nhất với tốc độ 64 km/h... Toàn bộ bề mặt bên ngoài của tháp được làm bằng kính và thép có thể phủ kín diện tích của 17 sân bóng. Trên tầng 124 là một ban công cho phép nhìn thấy toàn bộ thành phố. Bên dưới chân tháp sẽ là khu trung tâm Downtown Burj Dubai rộng 202ha, bao gồm 30.000 ngôi nhà, 9 khách sạn, một công viên rộng 24.000m2, khu mua sắm lớn nhất thế giới Dubai Mall rộng 836.000m2 và một hồ nước rộng 120.000m2. Công trình do Adrian Smith đến từ Chicago (Mỹ) là kiến trúc sư trưởng và Bill Baker là trưởng công trình sư.

    Theo The Richest

    >>Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần I)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày