Những trò chơi cho trẻ em nhưng toàn người lớn nghiện

    GL,  

    Dễ chơi nhưng khó giỏi, đặc biệt rất dễ gây nghiện.

    Cả thế giới của chúng ta có vô vàn rất nhiều trò chơi, từ trò chơi vận động tới các trò chơi trí óc. Cuộc sống của chúng ta không chỉ có ăn, ngủ, làm việc mà nhu cầu được giải trí vận động cũng rất quan trọng. Từ thời cổ đã không biết bao nhiều các trò chơi được sáng tạo ra và một số trong chúng vẫn còn tồn tại đến bây giờ. Tuy nhiên không phải trò chơi nào cũng đơn giản và chỉ là giải trí, có kha khá các trò chơi đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ mày mò và nghiên cứu trong cả cuộc đời. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới một số trò chơi tưởng chừng đơn giản, để biết chơi chúng không khó và cần đến sức mạng cơ bắp, thể hình nhưng để chơi giỏi lại đòi hỏi sự kết hợp của một trí thông minh tốt, sự quyết tâm và chăm chỉ của người chơi. 

    Xếp hình (Tetris)

    Tetris  là một trò chơi điện tử được thiết kế và phát triển bởi Alexey Pajitnov . Nó được tạo ra vào ngày 6 tháng 6 năm 1984,  trong lúc ông đang làm việc tại Trung tâm Tính toán Dorodnicyn của Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô tại Moskva . Ông lấy tên của trò chơi từ tiền tố " tetra- của tiếng Hy Lạp , có nghĩa là "bốn" (mỗi bộ phần trong trò chơi, gọi là Tetromino , có bốn phần) và quần vợt (tennis), trò thể thao Pajitnov thích nhất. 

     

    Những trò chơi cho trẻ em nhưng toàn người lớn nghiện
     

     

    Trò chơi (hay một biến thể của nó) được bán cho hầu hết mọi máy trò chơi điện tử và hệ điều hành máy tính, cũng như trong các máy tính đồ họa , điện thoại di động , máy nghe nhạc di động, PDA , và nhiều thứ khác. Tuy nhiều biến thể của Tetris được bán trên thị trường vào thập niên 1980, trò chơi cầm tay của Game Boy , ra mắt năm 1989 đã biến trò chơi thành một trong những trò chơi thịnh hành nhất. Số thứ 100 của tạp chí  Electronic Gaming Monthly  gọi Tetris là "Trò chơi Vĩ đại nhất trong Mọi thời đại". Nó đã bán được hơn 70 triệu phiên bản. 

    Cờ vây (Go)

     

    Những trò chơi hại não nhưng lại dễ gây nghiện
     

     

    Trò chơi này được xuất phát từ thủa xa xưa ở Trung Quốc, bắt đầu từ giấc mơ của vua Nghiêu về việc xem chơi cờ giữa Hoàng Đế với vị tiên Dung Thành. Đang chơi cờ hay bỗng vua Nghiêu tỉnh lại. Nhà vua ngẫm ra thấy hay quá bèn tìm cách nhớ lại và bổ khuyết thêm các quy tắc, luật lệ và sáng tạo ra môn cờ vây, vì mục đích của nó là vây chiếm lãnh thổ, đất đai. Sau đó, cờ vây được truyền bá khắp thiên hạ. Tương truyền rằng đã từng có một nhà lãnh đạo đất nước không muốn nhân dân bị đổ máu nên đã thách thức kẻ thù phân thắng bại bằng một ván cờ vua.

    Trò chơi này thực chất rất đơn giản. Hai bên sử dụng những quân cờ tròn dẹt màu trắng và đen (180 quân trắng và 181 quân đen). Bàn cờ gồm 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc tạo thành 361 giao điểm tượng trưng cho 361 ngày âm lịch. Bốn góc của bàn cờ tượng trưng cho bốn mùa. Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và "vùng đất". Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp. Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm "đất" để xác định thắng thua, mỗi điểm trong vùng đất sẽ được tính là một "mục" và ai nhiều "mục" hơn sẽ thắng. Trước khi đếm "đất" hai bên trao trả những quân cờ bị bắt rồi đặt các "tù binh" vào "đất" của mình, như vậy số "mục" của mỗi phe sẽ bị giảm nhiều nếu phe đó có nhiều quân bị bắt làm tù binh.

    Nhìn chung cách chơi và luật chơi không quá phức tạp nhưng sự biến hóa giữa các nước cờ là rất khó lường. Người chơi luôn phải động não để tìm ra được chiến thuật phù hợp và các nước cờ thông minh. Nếu bạn từng xem nhiều phim cổ trang trung quốc thì có thể thấy môn này rất phổ biến và những trận đấu cờ vây luôn rất căng thẳng.

    Cờ tào cáo (Backgammon)

     

    Những trò chơi hại não nhưng lại dễ gây nghiện
     

     

    Loại cờ này là một trong những trò chơi cổ nhất thế giới. Các nhà khảo cổ đã xác định được bàn cờ cổ nhất loại này được tìm thấy dưới đống đổ nát của thành phố cổ Burnt (vùng trung đông) – có niên đại khoảng năm 3000 trước công nguyên. Trong quá khứ, đây là một trò chơi được người La Mã ưa chuộng và còn được gọi là Ludus Duodecim Scriptorum (trò chơi 12 mặt). Trong những năm 1970, đây trở thành một môn giải trí quen thuộc trong giới sinh viên Mỹ.

    Sự hấp dẫn của cờ tào cáo nằm ở sự tối giản của nó. Hai người chơi mỗi người sẽ có 15 quân, bàn cờ đối xứng và xen kẽ quân của 2 bên trên các đường đi. Họ sẽ làm các quân di chuyển theo chiều ngược nhau về phía mình, số điểm được di chuyển dựa theo số điểm xúc sắc họ gieo được. Người chơi chiến thắng bằng cách di chuyển tất cả các quân về phía mình. Mặc dù sự may mắn trong trò chơi rất quan trọng nhưng trò chơi cũng có nhiều chiến thuật. Với mỗi lượt đi theo số xúc sắc, người chơi phải lựa chọn những cách đi hợp lý để có được lợi thế. Đây cũng là một trò chơi được lập trình để chơi trên nhiều máy tính và trang web.

    Shogi

     

    Những trò chơi hại não nhưng lại dễ gây nghiện
     

     

    Môn cờ này được phát minh trong khoảng thế kỉ 7 dựa trên một trò chơi của Ấn Độ. Nó rất phổ biến ở Nhật nên còn được gọi là cờ Nhật. Nhìn chung, trò chơi này có khá nhiều điểm tương đồng với cờ vua ở Châu Âu. Ví dụ như mục tiêu chung đều là hạ được quân vua của đối phương, đều được chơi trên một bàn cờ có ô kẻ vuông xen kẽ, các quân cờ đều tượng trưng cho quân đội thời cổ… Tuy nhiên điều cơ bản nhất là luật chơi thì cờ shogi lại khác xa cờ vua. Để nói ở đây

    Các quân trong cờ tướng Nhật có những kí hiệu bằng chữ Kanji (chữ cổ tượng hình) ở trên mặt. Vậy nên đối với người bản xứ thì việc nhập môn để chơi loại cờ này khá dễ dàng nhưng với những người nước ngoài thì còn tương đối khó khăn trong việc nhận dạng qân cờ. Đặc biệt là những người chơi đến từ phương Tây. Trò chơi này khá độc đáo khi có một nước cờ được gọi là nước thả quân: các quân bị bắt có thể được đưa lại vào bàn cờ như quân của người đã bắt nó. Mỗi quân cờ trong cờ tướng Nhật đều có những khả năng di chuyển, ăn quân … khác nhau nên một ván cờ có thể được triển khai rất đa dạng, người chơi sẽ luôn phải loay hoay để lựa chọn chiến thuật đúng đắn nhất. Nhìn chung, để biết chơi môn này một cách đại khái, bình thường là điều không khó nhưng để điêu luyện, chơi giỏi thì phải đầu tư cả thời gian và tâm huyết vào nó.

    Domino

     

    Những trò chơi hại não nhưng lại dễ gây nghiện
     

     

    Domino là trò chơi rất đơn giản gồm từ 2 đến 4 người chơi. Bắt đầu mỗi ván bài, mỗi người chơi sẽ có 7 quân bài cho mình. Mỗi người chỉ được đi 1 quân khi đến lượt, trừ khi tất cả các đối thủ bị đứng hết.Trên bàn cờ luôn có 2 hướng đi để người chơi đi cờ vào 2 hướng đó. Một nước đi hợp lệ là quân đi phải có 1 đầu giống với 1 hướng đi trên ván cờ. Các quân có 2 đầu giống nhau gọi là bò - chúng đi theo chiều dọc bàn cờ, các quân khác đi theo chiều ngang bàn cờ. Một người khi đến lượt đi mà không có quân nào hợp lệ để đi, nếu ván cờ 4 người chơi thì người đó bị đứng, chuyển lượt đi đến người khác. Nếu ván cờ ít hơn 4 người chơi, thì người đến lượt sẽ phải rút thêm cờ từ số cờ dư lúc chia ban đầu, nếu số quân cờ dư đã được rút hết nhưng vẫn không có quân đi hợp lý thì người đó sẽ bị đứng, chuyển lượt đi sang người khác. Người thắng là người đi hết cờ trước, hoặc trong trường hợp tất cả đều còn cờ nhưng không ai có nước đi hợp lệ thì sẽ tiến hành đếm điểm số cờ còn lại của mỗi người, người nào có số điểm ít nhất sẽ thắng. Việc thắng thua một phần là may mắn (phát quân) nhưng sự tính toán của người chơi còn quan trọng hơn nhiều.

    Bộ cờ Domino lâu đời nhất được tìm thấy là ở trong mộ của vua Tutankhamen vào khoảng năm 1355 trước công nguyên. Theo dòng lịch sử thì domino cũng xuất hiện và phổ biến ở châu Á trước khi đến với châu Âu.

    Cờ Vua

     

    Những trò chơi hại não nhưng lại dễ gây nghiện
     

     

    Trong các loại cờ thì đây là môn phổ biến nhất thế giới.  Hàng năm có rất nhiều giải thi đấu môn cờ vua, đây không chỉ là một trò chơi mà còn được coi như một biểu trưng của thể thao trí tuệ. Nguồn gốc của cờ vua có thể xuất phát từ Ấn Độ trong khoảng thế kỉ 7, nhưng cũng có giả thuyết khác cho rằng nó đã được phát minh ở Trung Quốc từ thế kỉ 2. Đối với nhiều người, việc chơi cờ vua là không thể thiếu. Có rất nhiều các chính trị gia, họa sĩ, nhà toán học nổi tiếng say mê trò chơi này. Đây cũng là trò chơi được phát triển trên máy tính, trong lịch sử đã ghi nhận nhiều cuộc đấu lịch sử giữa các đại kiện tướng và phần mềm chơi cờ vua trên máy tính.

    Cũng giống như Shogi, để thắng một ván cờ vua bạn cần ăn được quân Vua.  Số loại quân cờ vua trong một bộ cờ là 6 loại, gồm 32 quân cờ chia làm 2 đội trắng và đen. Bên cầm quân trắng luôn luôn được đi trước và do đó có một ưu thế nhỏ so với bên cầm quân đen. Mỗi loại quân đều có những quy tắc di chuyển, ăn quân khác nhau. Trong những cuộc thi đấu chuyên nghiệp người ta sử dụng đồng hồ để quy định thời gian.

    Cờ vua đôi khi được nhìn nhận như là trò chơi chiến tranh trừu tượng và việc chơi cờ vua được coi như là một cách để rèn luyện tư duy và bản lĩnh. Trong cờ vua yếu tố may mắn chỉ chiếm một phần nhỏ và nếu có may mắn đó hoàn toàn là do sơ suất của đối thủ. Yếu tố chiến thuật và chiến lược là quan trọng nhất trong một ván cờ vua. Mặc dù chỉ có 64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng số lượng nước đi rất đa dạng, thậm chí cả những người chơi hay nhất cũng không thể tính hết tất cả mọi phương án.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày