Nghe có vẻ ngược đời nhưng sự phổ biến của Android đang đưa nó lại gần hơn sự ra đi của chính mình, và Google đang cố gắng tìm giải pháp cho nó.
Nếu nhìn bề ngoài, Android dường như là một nền tảng rất thành công. Hệ điều hành mở này có mặt trong 85% smartphone mới xuất xưởng, và cùng với iOS, nó đã nghiền nát mọi đối thủ cạnh tranh. Nhưng Android cũng gây hại cho Google với nhiều vấn đề dường như họ không thể giải quyết được.
Sự phân mảnh của Android
Đầu tiên là vấn đề về sự phân mảnh. Các nhà phát triển phải tạo ra những phần mềm chạy một cách ổn định trên hàng trăm thiết bị khác nhau từ hàng chục các nhà sản xuất smartphone. Chắc chắn các nhà phát triển sẽ chỉ tập trung vào các thiết bị cho những người chơi lớn, nhưng điều đó lại đi ngược với mục đích ban đầu là phổ biến nền tảng này.
Các bản cập nhật chậm phổ biến
Sau đó là vấn đề về cập nhật. Hàng năm Google đều phát hành các bản cập nhật thường kỳ cho Android, nhưng ngay cả phiên bản mới tốt nhất cũng chỉ xuất hiện trên 10% số thiết bị sau một năm ra mắt. Và thường phải mất đến bốn năm, một bản cập nhật mới hoàn toàn phổ biến trong cả hệ sinh thái.
Bốn năm là một quãng thời gian quá dài trong công nghệ.
Trong khi các phiên bản mới xuất hiện rất nhanh trên dòng thiết bị Nexus, còn với các thiết bị Android đến từ những nhà sản xuất khác, sẽ phải mất đến hàng nhiều tháng để người sở hữu nhìn thấy bản cập nhật. Thậm chí nhiều thiết bị còn chẳng bao giờ nhìn thấy bản cập nhật đó.
Trên thực tế, ngoại trừ dòng thiết bị Nexus, cách dễ nhất để có trên tay bản cập nhật Android mới là mua một chiếc Android mới. Đó là một phần lý do làm cho doanh số Android thường rất cao.
Vẫn còn những "món đồ ngọt" của Google để đã quá lâu mà chưa được nâng cấp.
Vì vậy, bên cạnh việc thống trị thị trường, rõ ràng rằng Android cũng đang phải chịu thiết hại từ những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.
Nhiều vấn đề xuất hiện vì bản chất mở trong nền tảng của Android. Là một hệ điều hành mở, có nghĩa là khi Google phát hành một phiên bản mới, các nhà OEM và các nhà mạng có thể tự do xào nấu nó với nội dung cốt lõi của họ. Hậu quả của quá trình này kéo theo cả sự phân mảnh (các OEM đưa vào các dòng code vào bất kỳ thiết bị nào họ nghĩ đến) và các vấn đề về cập nhật (do Google không trực tiếp đưa bản cập nhật lên thiết bị của người dùng, mà phải chờ các nhà OEM và nhà mạng xào nấu xong).
Các vấn đề pháp lý cho sự tồn tại của Android
Một vấn đề khác với Android là nó dựa trên Linux và Linux không chỉ cũ kỹ mà còn luôn kèm theo các vấn đề về pháp lý.
Nhân Linux kernel không bao giờ được thiết kế cho smartphone và các thiết bị IoT, và giờ nó đang bị đẽo gọt để nhồi nhét vào các thiết bị này. Chắc chắn là nhân này sẽ được tinh chỉnh rất nhiều, nhưng việc tinh chỉnh chỉ đạt được mức nào đó, đặc biệt khi bạn đang cố tối ưu hóa việc tiêu thụ năng lượng hay bạn đang cần một nền tảng chạy theo thời gian thực (nhân Linux không xử lý theo thời gian thực mà sử dụng một bộ lập lịch trình).
Ngoài ra, các dòng mã này của nhân này còn để lại một di sản là nơi hoàn hảo cho các lỗi và lỗ hổng.
Các vấn đề pháp lý, đặc biệt các vấn đề về giấy phép sở hữu trí tuệ, đang là một cái gai thực sự cho những người làm thiết bị Android. Các công ty như Microsoft đang thu được hàng tỷ USD phí bản quyền từ các nhà sản xuất thiết bị Android. Điều này tất nhiên sẽ đánh thẳng vào phần lợi nhuận vốn đã ít ỏi của các nhà sản xuất.
Một nền tảng hoàn toàn mới, được xây dựng lên từ con số 0 có thể giải phóng các nhà OEM khỏi các xiềng xích đắt đỏ của phí bản quyền sáng chế.
Giải pháp của Google
Và Google đang làm việc trên nhiều nền tảng mới. Ví dụ như: dự án Fuchsia. Chắc chắn nó đang ở những ngày đầu tiên của việc phát triển, nhưng nó là minh chứng cho việc Google đang hướng đến một kỷ nguyên mới không có Linux. Sự kết thúc của Linux cũng có nghĩa là sự kết thúc của Android. Do được xây dựng từ đầu, hệ điều hành mới không những tối ưu cho các thiết bị ngày nay, mà còn thoát khỏi gọng kìm của các giấy phép bản quyền.
Nó cũng có thể được module hóa một cách tự nhiên, điều này cho phép nó tùy chỉnh cho những ứng dụng khác nhau – từ máy tính bàn và laptop cho đến smartphone và thậm chí các thiết bị IoT nhỏ. Nó sẽ thực sự là một nền tảng thống nhất cho mọi thiết bị. Thậm chí Google còn có thể cấp phép nền tảng này cho các nhà phát triển phần cứng, trái ngược với mô hình mã nguồn mở của Android.
Mô hình cấp phép sẽ trao cho Google quyền kiểm soát lớn hơn đến các phần cứng mà Android hiện đang chạy trên đó. Lúc đó sẽ không còn những phần rác trong hệ điều hành nữa. Sẽ không còn cảnh các thiết bị chạy trên những phiên bản phần mềm cũ rích, nhưng vẫn không có hy vọng gì về việc cập nhật.
Đó sẽ là nền tảng thực sự cho thế kỷ 21.
Nhưng cũng đừng hy vọng điều kỳ diệu sẽ đến sớm, khi các hệ điều hành thường mất nhiều thời gian để phát triển. Nhưng công bằng mà nói, bạn đừng cho rằng Android sẽ tồn tại mãi mãi. Android có những vấn đề nghiêm trọng mà Google cũng nhận thức được. Nhưng nếu nhìn vào việc Google hầu như không có mấy nỗ lực để sửa chữa các vấn đề này, cộng với việc công ty đang quan tâm phát triển các nền tảng mới, có thể thấy rằng quá trình chuẩn bị cho tương lai của Android đã diễn ra rồi.
Nhưng liệu bao lâu nữa chúng ta sẽ thấy người thay thế cho Android? Có lẽ sẽ phải mất đến năm năm, nhưng với một công ty có đầy đủ nguồn lực như Google, mọi thứ có thể diễn ra nhanh hơn. Nhưng cũng có thể trong thời gian này, mối quan tâm sẽ phai nhạt dần và họ lại quyết định rằng Android là đủ tốt cho những gì họ cần.
Tham khảo ZDnet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng