Nike Air - Tượng đài không thể sụp đổ của Nike qua các thời kì phát triển

    Long.J,  

    Được ra mắt lần đầu tiên cách đây 37 năm, dòng sản phẩm Nike Air đã trở thành một tượng đài trong lòng các những người yêu giày. Kathy Gomez, giám đốc thiết kế của toàn bộ chuỗi sản phẩm đã dành cả sự nghiệp cống hiến cho từng mẫu Nike Air trên thị trường. Cô chia sẻ phải trải qua rất nhiều thăng trầm từ những mẫu giày đầu tiên trên thị trường đến hiện nay để biến ước mơ “running on nothing but air” thành hiện thực.

    Nike Air/Airmax là gì?

    Nhắc đến Nike Air Max thì không thể không biết đến cái tên Tinker Hatfield, người đàn ông có thể nói là có tầm ảnh hưởng nhất nhì trong giới thiết kế giày thể thao. Khởi đầu với ý tưởng đế giày trong suốt nhìn xuyên thấu lấy cảm hứng từ Pompidou Centre ở Pháp, cho đến nay đã là 28 năm kể từ thiết kế đầu tiên của dòng sản phẩm Air Max ra đời. Tuy vậy không thể phủ nhận sự đóng góp của Dave Forland, Giám đốc phát triển mảng đế và đệm, người sở hữu dự án vào năm 1985 mà vốn là tiền thân của các thiết kế Air Max sau này.

     Nike Air là không khí được nén lại vào trong một túi nhỏ và gần như được dàn ra đều hết toàn bộ. Được đặt ở gót chân, ức bàn chân hay cả 2, khí được nén lại khi nhận tác động từ việc tiếp đất hay chạy sẽ lập tức trờ về trạng thái ban đầu

    Nike Air là không khí được nén lại vào trong một túi nhỏ và gần như được dàn ra đều hết toàn bộ. Được đặt ở gót chân, ức bàn chân hay cả 2, khí được nén lại khi nhận tác động từ việc tiếp đất hay chạy sẽ lập tức trờ về trạng thái ban đầu

    Đối với Nike hay Dave Forland thì công nghệ Nike Air không phải là điều gì quá mới mẻ. Bởi lẽ vào thời đó sản phẩm tích hợp công nghệ đệm air đã xuất hiện qua thiết kế Nike Air Tailwind (1978). Nhưng khi đó, đệm khí air vẫn bất-khả-thị, nghĩa là nó vẫn được thiết kế ẩn bên trong chứ không hiện rõ ràng ra ngoài. Bởi vây nên khi thiết kế visible-air (túi air có thể nhìn thấy) ra mắt, nó gây nên cơn sốt vì đã tăng sự hiếu kì đối với người sử dụng qua việc tận mắt chiêm ngưỡng như thế nào là công nghệ đệm air.

    Nike Tailwind (1979)

    Nike giới thiệu công nghệ Air lần đầu tại cuộc thi marathon tổ chức ở Honolulu vào tháng 12 năm 1978. Lúc bấy giờ, bộ đệm Air vẫn được giấu toàn bộ ở trên trong đế do ngại vấp phải ý kiến phản đối vì cảm giác chưa thật sự vững chãi. Tuy nhiên Nike Air ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng đến từ các vận động viên “Rõ ràng bộ đệm này rất tuyệt vời, nó nhẹ nhàng và giảm được tác động của lực lên lòng bàn chân. Chúng tôi chỉ cần bảo đảm nó đủ chắc chắn cho việc chạy đường dài”.

    Nike Mariah (1981)

    Đây là phiên bản bóng bẩy hơn, nhẹ hơn và hỗ trợ tốt hơn bên cạnh việc sử dụng công nghệ Air được ra mắt nhằm hướng đến phân khúc lớn hơn. Mariah nhận được nhiều phản ứng tích cực lúc bấy giờ như là một đôi giày êm ái (smooth from heel-to-toe), nhẹ và cũng rất an toàn.

    Nike Air Max 1 (1987)

    Hiện đại mà đơn giản, đó là những gì Tinker Hatfield mang đến cho Air Max 1 vào năm 1987. Sở hữu phối màu đỏ, xám trên lớp vải suede (da lộn) và lưới, điều khiến AM1 thật đặc biệt chính là “chiếc cửa sổ Air” thật sự nổi bật và lạ mắt. Nguồn cảm hứng cho Tinker khi thiết kế AM1 là Pompidou, một viện bảo tàng ở Paris, nơi mà toàn bộ cấu trúc bên trong đều có thể nhìn thấy được từ bên ngoài.

    Nike Air Max 180 (1991)

    Với nhiệm vụ phát huy những gì AM1 đã làm được, Air Max 180 mở đầu cho thời kỳ mà các nhà thiết kế của Nike cố gắng thực hiện sứ mệnh thêm nhiều "air" hơn vào bộ đệm cũng như khiến túi Air liền mạch với thân giày hơn và khiến bộ đệm gần sát mặt đất hơn.

    Nike Air Max 93 (1993)

    Air Max 93 là đôi giày đầu tiên mà đế Air được lộ ra xung quanh gót chân. Mặc dù phần upper (thân giày) được thiết kế tương đối đơn giản, tuy nhiên bên trong đó là cả một sự cải tiến. Với những phiên bản trước, khí được bơm vào túi và khiến nó phồng lên. Với AM 93, túi khí sẽ sẽ được đóng khuôn, bơm khí vào sau đó nén lại, điều này giúp cải thiện form giày và giúp vừa vặn hơn với lòng bàn chân.

    Nike Air Max 95 (1995)

    Nếu nói rằng phiên bản AM1 của Hatfield là một cuộc cách mạng vĩ đại trong thiết kế của Nike Air thì phiên bản năm 95 của Sergio Lozano cũng làm được kì tích tương tự. Sergio cũng đem lại nhiều sự thay đổi cho bộ đệm Air năm đó. Ông hiểu rõ rằng phần gót và mũi chân cần một độ nảy nhất định và riêng biệt, AM 95 của Sergio đáp ứng tốt những gì người dùng mong muốn: phần gót mềm hơn, êm hơn để chịu lực; phần mũi cũng được thêm nhiều khí hơn giúp tạo lực đàn hồi. Từ khi ra mắt, Nike Airmax 95 đã làm người yêu giày nói chung "phát rồ" - đặc biệt là Nhật Bản.

    Nike Air Max 97 (1997)

    Lấy cảm hứng từ các con tàu cao tốc tại Nhật nên Air Max 97 có vẻ ngoài vô cùng bóng bẩy, nhưng không để lại nhiều dấu ấn. Điểm tốt của AM 97 là bộ đệm full-length air đầu tiên trên thế giới, cùng với đó là việc loại bỏ đi một vài chất liệu cổ điển để khiến đôi giày nhẹ hơn.

    Nike Air Max Plus (1998)

    Air Max Plus ra đời cùng với việc trình làng công nghệ Tuned Air. Đây là cách Nike sử dụng những thanh nhựa đặt trong túi khí nhằm trợ lực cho lòng bàn chân. Điều này khắc phục được nhược điểm thiếu ổn định của túi Air ở những phiên bản trước đây.

    Nike Air Max 360 (2006)

    Với việc được bỏ bớt phần foam ở midsole (đế giữa), Air Max 360 đã tiến gần hơn với mơ ước về một đôi giày chỉ toàn Air ở đưới đế. Các nhà thiết kế gọi túi khí ở AM 360 là E-Max, hoặc là Engineered-Max do nó chỉ được thiết kế với 2 vật liệu: túi khí làm từ nhựa dẻo được gia cố bởi nhựa cứng xung quanh thay cho foam.

    Nike Air Max 2013 (2013)

    Air Max 2013 là phiên bản nâng cấp từ Air Max 360 – nhẹ hơn, đàn hồi hơn và linh hoạt hơn. Phần upper bóng bẩy được làm từ vải lưới, cùng với bộ đệm full-length air (toàn bộ chiều dài đế giày) hoàn toàn trong suốt. Air Max 13 được cải tiến để nhẹ hơn 15%, có nhiều air hơn và phần mũi cũng linh hoạt hơn gấp đôi Air Max 360.

    Nike Vapor Max (2017)

    Với việc không hề có lớp foam giữa phần upper làm bằng Flyknit (chất liệu vải dệt mới nhất của Nike) và đế Air, Vapor Max được thiết kế để có cảm giác phi trọng lượng. Phiên bản mới nhất này nhẹ hơn 40% so với Air Max 2013. Ý tưởng của những nhà thiết kế là không cần phải có nhiều air mà sử dụng hợp lý mới là hướng đi đúng. Bạn có thể thấy được sự chuyển đổi về tư tưởng chỉ bằng việc nhìn vào bộ đệm mới này.

    Theo Wired/Wiki

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày