Nikkei: Mở toang cửa cho xe điện Trung Quốc, Thái Lan có bấm nút ‘tự hủy’ cho ngành ô tô nội địa?
Các nhà sản xuất khác hay nhà cung cấp phụ tùng đang phải cắt giảm sản xuất, thậm chí đóng cửa vì hệ lụy từ chính sách trợ giá cho xe điện Trung Quốc của chính phủ Thái Lan.
- Cơn thịnh nộ của người Thái trút lên BYD: Vừa mua xe thì đại lý tung khuyến mãi giảm tới hơn 200 triệu đồng/chiếc, chưa khai trương nhà máy đã bị điều tra
- Chuyện gì đây: Warren Buffett 'xả' cổ phiếu BYD, giảm tỷ lệ nắm giữ từ đỉnh 40% xuống chỉ còn dưới 5%
- Bài học từ cuộc chiến bảo hộ ngành ô tô trong nước của Thái Lan: 'Cơn lũ xe điện giá rẻ' BYD khiến 2.000 nhà máy đóng cửa, ngành sản xuất hao mòn, toàn nền kinh tế ảnh hưởng
- Liên tục khoe chiến tích nhưng những rắc rối này có thể khiến hình ảnh của BYD 'sụp đổ' với người dùng toàn cầu
- Thái Lan điều tra hãng xe điện BYD
Các số liệu trong ngành cho thấy, chính phủ Thái Lan đã tạo ra hiệu ứng domini khi tung ra hàng loạt trợ cấp cho các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc. Tình trạng dư cung lớn của xe điện đã gây ra cuộc chiến về giá lớn trên thị trường - gồm cả xe xăng, khiến nhiều nhà sản xuất phải cắt giảm sản xuất, thậm chí đóng cửa nhà máy.
Những hậu quả không lường được cũng đã lan sang các chuỗi cung ứng, nơi ít nhất hàng chục nhà sản xuất linh kiện đã đóng cửa vì các nhà sản xuất xe điện không mua hàng từ họ.
Theo Cục Thuế tiêu thụ đặc biệt Thái Lan, 185.029 xe điện đã được nhập khẩu kể từ khi chính phủ Thái Lan áp dụng chương trình trợ cấp xe điện vào năm 2022. Tuy nhiên, dữ liệu từ Cục Giao thông đường bộ cho thấy số lượng đăng ký mới xe điện chỉ dừng ở mức 86.043 xe, cho thấy ít nhất 90.000 xe điện vẫn đang trong tình trạng dư cung.
“Chúng tôi đang gặp phải tình trạng dư cung xe điện do có quá nhiều xe điện nhập khầu từ Trung Quốc trong 2 năm qua”, Chủ tịch EVAT Krisda Utamote nói với Nikkei Asia, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng đang có ngày càng nhiều hãng xe điện Trung Quốc đầu tư để sản xuất tại Thái Lan.
Chương trình trợ cấp xe điện được đưa ra vào năm 2022, theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc. Với ý định giúp cho những chiếc xe điện có giá phải chăng hơn, chính phủ đã đề nghị hỗ trợ 150.000 baht (4.300 USD) cho mỗi chiếc xe điện bán ra.
Thỏa thuận này cũng loại bỏ thuế quan đối với xe điện nhập khẩu của Trung Quốc để bán tại Thái Lan, với điều kiện các công ty Trung Quốc sẽ phải sản xuất tại Thái Lan với số lượng tương đương lượng đã nhập khẩu vào nước này kể từ 2022. Việc sản xuất phải được bắt đầu trong năm 2024 còn các mẫu xe được trợ giá có thể được bán nội địa hoặc xuất khẩu.
BYD, hãng sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc, chính là người tích cực nhất trong số 6 hãng Trung Quốc đồng ý với kế hoạch này. Hãng đã giảm giá mẫu Atto 3 tới 340.000 baht (9.375 USD), tức 37% so với giá khi ra mắt (899.000 baht). Neta, một nhà sản xuất xe điện khác của Trung Quốc cũng giảm mẫu V-II mức 50.000 baht, tương đương 9% so với giá khi ra mắt.
BYD, cùng với các nhà sản xuất Trung Quốc khác, sẽ xuất xưởng tổng cộng 750.000 xe mỗi năm khi các nhà máy của họ đi vào hoạt động đầy đủ. Không ai trong số những cái tên này bình luận về việc có tiếp tục giảm giá xe hay không.
Tác động của việc ô tô điện Trung Quốc gia nhập thị trường Thái Lan đã lan sang phần còn lại của ngành công nghiệp ô tô – nơi sử dụng 750.000 công nhân và chiếm khoảng 11% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước.
Doanh số bán xe xăng bắt đầu giảm sau khi xe điện hạ giá. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản là người chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi họ sản xuất khoảng 90% lượng xe xăng bán tại Thái Lan. Tất nhiên, một vài yếu tố khác liên quan đến kinh tế nói chung cũng khiến người dân nước này hạn chế mua sắm. Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan cho biết có hơn 260.000 xe đã được bán ra tại nước này trong 5 tháng đầu năm, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2023 và là mức thấp nhất trong 1 thập kỷ.
Các nhà sản xuất này buộc phải cắt giảm công suất để tồn tại.
Honda Motor, nhà sản xuất ô tô lớn thứ 2 Nhật Bản, hồi đầu năm cho biết sẽ ngừng sản xuất xe tại nhà máy ở tỉnh Ayutthaya vào năm 2025 và tái cơ cấu hoạt động tại nhà máy ở tỉnh Prachinburi. Động thái này là 1 phần trong kế hoạch cắt giảm sản lượng hàng năm ở Thái Lan xuống còn 120.000 chiếc mỗi năm, giảm từ 270.000 xe.
Một số nhà sản xuất khác thậm chí còn lên kế hoạch dừng hoạt động. Subaru tuyên bố sẽ ngừng hoạt động lắp ráp tại Thái Lan vào cuối năm nay. Suzuki cũng làm điều tương tự vào năm 2025.
Tanadumrongsak, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất phụ tùng Thái Lan nói với Nikkei Asia: “Các đơn đặt hàng phụ tùng đã giảm 40% trong năm nay”. Ông Sompol nói thêm rằng mỗi nhà lắp ráp ô tô đã cắt giảm công suất 30-40% trong năm nay.
Ông dự đoán ngành ngày sẽ tiếp tục thu hẹp khi trải qua quá trình chuyển đổi sang xe điện,d dồng thời nói thêm rằng chỉ khoảng 12/660 nhà sản xuất phụ tùng Thái Lan có thể cung cấp cho các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc – vốn phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc tự sản xuất.
“Hầu hết nhà sản xuất phụ tùng Thái Lan hiện cắt giảm hoạt động còn 3 ngày một tuần do nhu cầu giảm”, ông Sompol cho hay.
Chính phủ Thái Lan không có dấu hiệu thay đổi định hướng chính sách, bất chấp áp lực lên các nhà sản xuất ô tô truyền thống và nhà cung cấp phụ kiện.
“Chúng tôi rất vui vì ngày càng nhiều nhà sản xuất xe điện Trung Quốc vào Thái Lan. Điều đó phản ứng rằng họ tin tưởng vào chính sách hỗ trợ xe điện của chúng tôi”, ông Nari Therdsteerasukdi, Tổng thu ký của Ủy ban Đầu tư Thái Lan phát biểu tại lễ khai trương một nhà máy sản xuất xe điện của GAC Aion vào tuần trước.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng