Theo Nikkei, hệ thống túi khí của Toyota chưa hoàn thiện khi đưa xe đi kiểm thử, nhưng túi khí vẫn nổ chuẩn xác nhờ một thủ thuật.
- Đối thủ công nghệ của Xiaomi, Meizu và công ty mẹ Geely đặt mục tiêu cách mạng hóa âm thanh trong xe hơi bằng AI tại Trung Quốc
- Tại sao tàu cao tốc của Trung Quốc chỉ có 8 đến 16 toa?
- Cách mạng trong sản xuất ô tô: Dongfeng Motor tích hợp robot hình người Walker S vào quy trình sản xuất ô tô
- Nikkei: Toyota, Honda cùng 3 hãng sản xuất ô tô Nhật Bản khác thừa nhận gian lận thử nghiệm an toàn, nhiều mẫu xe quen thuộc với người Việt bị yêu cầu ngừng giao cho khách
- Học sinh sống trên một hòn đảo của Scotland chỉ mất 96 giây để đi đến trường!
Mới đây, lùm xùm về kiểm tra đánh giá chất lượng xe tại một loạt các hãng ô tô lớn của Nhật Bản đã đặt ra dấu hỏi với những kết quả rất tốt của Toyota trong các cuộc kiểm tra nội bộ.
Cụ thể hơn, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch của Nhật Bản đã cho biết rằng Toyota, Mazda, Honda, Suzuki và Yamaha đã thừa nhận có sai sót trong quá trình kiểm tra. Sau đó, đã có đến 6 mẫu xe dừng bàn giao cho khách. Ngày hôm qua (4/6), thanh tra từ 5 bộ của Nhật Bản đã cùng tới trụ sở của Toyota để điều tra thêm.
Trong vụ bê bối lần này, Toyota cho biết rằng hãng đã xác định được tổng cộng 6 trường hợp gian lận thử nghiệm trên 7 mẫu xe.
Với Lexus RX vào năm 2015, Toyota đã can thiệp và hệ thống điều khiển động cơ khi mẫu xe này không cho công suất đầu ra như dự kiến trong thử nghiệm ban đầu, Dữ liệu trong lần thử nghiệm sau khi bị can thiệp đã được sử dụng để làm hồ sơ xin chứng nhận - một trong nhiều giấy từ mà chính phủ Nhật Bản yêu cầu phải có cho một xe sản xuất đại trà.
Điều tra sâu hơn hé lộ rằng ở bài kiểm tra ban đầu, xe cũng không đạt do hệ thống ống xả bị hỏng. Như vậy, điều này cho thấy rằng Toyota đã sử dụng thông tin sai lệch để xin cấp chứng nhận.
Có đến 3 trường hợp Toyota sử dụng dữ liệu từ các lần chạy thử trong quá trình phát triển xe. Toyota cho rằng những bài kiểm tra đó có điều kiện khắt khe hơn so với yêu cầu của chính phủ nước này.
Nikkei Asia lấy ví dụ rằng trong nhiều bài kiểm tra, túi khí trên xe đáng lý sẽ phải tự động nổ. Tuy nhiên, do Toyota chưa kịp hoàn thiện hệ thống trước thời gian kiểm tra diễn ra nên hãng đã sử dụng đồng hồ hẹn giờ cho túi khí nổ. Trong một bê bối trước đây của Daihatsu, hãng xe trực thuộc Toyota cũng đã bị phát hiện sử dụng đồng hồ hẹn giờ cho túi khí.
Toyota cho rằng sử dụng đồng hồ hẹn giờ sẽ giúp kiểm tra dây đai an toàn tốt hơn, và dây đai an toàn mới là mục tiêu chính của những bài kiểm tra đó. Tuy nhiên, kết quả thu được từ những bài kiểm tra đó vẫn không đạt tiêu chuẩn do chính phủ Nhật đặt ra.
Vụ bệ bối này đã ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của Toyota về chất lượng. Thực tế, năm 2024 đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp Lexus được ghi nhận là thương hiệu xe hạng sang được người dùng tin tưởng nhất trong sự kiện do Kelley Blue Book tổ chức.
Tại buổi họp báo hôm 3/6, Chủ tịch Toyota, ông Akio Toyoda, phát biểu: "Tôi không nghĩ rằng loại bỏ hoàn toàn những bất thường là điều khả thi. Nhưng khi những sai sót này xảy ra, những gì chúng tôi cần làm là dừng lại để sửa chữa".
"Toyota không phải là một công ty hoàn hảo"
Tại Toyota, nhân viên của hãng có thể lên tiếng về một vấn đề nào đó một cách ẩn danh thông qua một chương trình nội bộ có tên "Speak Up Line", tạm dịch: Đường dây nóng hãy nói lên. Tuy nhiên, vấn đề lần này lại không phải do một nhân viên nào đó lên tiếng mà thông qua cuộc điều tra mà chính phủ Nhật Bản yêu cầu.
Ông Akio Toyoda cũng phát biểu: "Một câu nói hiện lên ngay trong đầu tôi, 'Cả ông nữa sao, Brutus'." Sau đó, ông nói thêm: "Toyota không phải là một công ty hoàn hảo".
"Cả ông nữa sao, Brutus" là lời thoại của nhân vật Julius Caesar trong vở kịch cùng tên của William Shakespeare. Julius Caesar nói câu này trong những giây cuối cùng của cuộc đời khi nhận ra bạn mình, Marcus Junius Brutus, là một trong những sát thủ đã hãm hại mình.
Các loại chứng nhận sinh ra để đảm bảo an toàn trước thực tế các vụ tai nạn ô tô có thể rất thảm khốc, và những chứng nhận này thường đi kèm những yêu cầu kiểm tra rất cụ thể. Các nhà sản xuất hoàn toàn có thể trao đổi với giới chức về cách kiểm tra nếu có phương án nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn an toàn.
Chủ tịch Toyota, ông Akio Toyoda, cho rằng Toyota đã thử nghiệm xe trong điều kiện rất khắt khe: "Đây là một câu chuyện mà tôi sẽ họp bàn ngay hôm nay, nhưng tôi hy vọng rằng sẽ có những cuộc tranh luận về cả hệ thống".
Song, quan chức tại bộ giao thông Nhật Bản cho rằng các bài kiểm tra đều có liên quan đến nhau, không phải muốn bài nào chặt hơn thì làm chặt hơn được. Vị quan chức này cũng nhận định: "Nếu họ không biết rằng họ cần phải xem lại quy trình kiểm tra thì đào tạo về tuân thủ quy định của họ đang còn yếu. Còn nếu họ đã biết, thì họ đã cố tình phá luật để gian lận".
Bộ giao thông Nhật Bản sẽ tiếp tục thanh tra tại trụ sở của Toyota, trong đó sẽ kiểm tra các tài liệu, truy vấn người có liên quan do bộ này đang cân nhắc đưa ra án phạt cho Toyota.
Tham khảo: Nikkei Asia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng