Nintendo Switch mới ra đã gặp lỗi chết điểm ảnh, nhưng đây là sự thật ít người biết

    TVD,  

    Rất nhiều khách hàng của Nintendo đang phẫn nộ khi chiếc Switch mà họ vừa mới mua đã gặp phải lỗi chết điểm ảnh.

    Nintendo Switch vừa mới được bán ra đã nhanh chóng trở thành chiếc console bán chạy nhất trong lịch sử của hãng Nintendo. Mặc dù thành công và được đón nhận như vậy, nhưng Nintendo Switch cũng gây ra khá nhiều tranh cãi ngay trong ngày đầu lên kệ.

    Một số người dùng đã phản hồi trên diễn đàn Reddit về lỗi khá khó chịu mà họ gặp phải. Đó là màn hình LCD của Nintendo Switch xuất hiện những điểm ảnh chết (dead pixel), chúng bị mắc kẹt vĩnh viễn với các điểm ảnh màu tối hoặc sáng.

     Nintendo Switch vừa chính thức lên kệ được vài ngày.

    Nintendo Switch vừa chính thức lên kệ được vài ngày.

    Những điểm ảnh chết này mặc dù rất nhỏ, nhưng nó cũng gây ra sự khó chịu cho người sử dụng, đặc biệt là khi họ vừa mới mua một chiếc Nintendo Switch mới cứng từ store. Các điểm ảnh này không thay đổi màu sắc và khiến cho hình ảnh bị khiếm khuyết.

    Sau khi có rất nhiều người dùng phản hồi, Nintendo tỏ ra xem nhẹ. Họ thừa nhận một số người dùng Switch đang gặp phải lỗi chết điểm ảnh, nhưng cũng khẳng định rằng chiếc console mới của mình không có bất kỳ lỗi nào trong quá trình sản xuất.

     Nhưng đã có rất nhiều người dùng phản hồi bị lỗi chết điểm ảnh.

    Nhưng đã có rất nhiều người dùng phản hồi bị lỗi chết điểm ảnh.

    Một đại diện của Nintendo đã trả lời: “Một số lượng nhỏ các điểm ảnh bị mắc kẹt hoặc chết là một đặc điểm của màn hình LCD. Nó hoàn toàn bình thường và không nên coi là lỗi của nhà sản xuất”.

    Câu trả lời của Nintendo có vẻ như chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm và khiến những người dùng đang gặp phải lỗi khó chịu này trên Switch càng cảm thấy bực tức. Nhưng có một sự thật mà chúng ta phải công nhận.

    Sự thật đó là, hầu hết các nhà sản xuất màn hình phẳng LCD đều thiết kế màn hình của họ tuân theo một tiêu chuẩn được gọi là ISO 13406–2. Trong đó, có xác định số lượng điểm ảnh bị lỗi mà có thể được chấp nhận trên một màn hình LCD (tỷ lệ trên 1 triệu điểm ảnh).

     Một điểm ảnh nóng trên màn hình của Nintendo Switch.

    Một điểm ảnh nóng trên màn hình của Nintendo Switch.

    Có một số loại lỗi điểm ảnh phổ biến, đó là điểm ảnh chết (luôn bị tắt và màu đen), điểm ảnh nóng (luôn bật và màu trắng) và điểm ảnh bị mắc kẹt với các màu cố định như đỏ, xanh dương hoặc xanh lá cây. Các điểm ảnh này đều không thể hiện thị các màu sắc khác một cách bình thường.

    Một số thiết bị được xếp vào Class I, đó là các thiết bị được sử dụng trong quân đội hoặc bệnh viện. Các thiết bị này không được phép có bất kỳ một điểm ảnh lỗi nào. Tuy nhiên Nintendo Switch hay bất kỳ thiết bị di động nào bạn đang dùng chỉ được xếp vào Class II.

    Class II là các sản phẩm tiêu dùng, mà cho phép một số lượng nhất định các điểm ảnh bị lỗi (theo tiêu chuẩn). Cụ thể, một thiết bị thuộc Class II có thể có 2 điểm ảnh nóng, 2 điểm ảnh chết và 2 điểm ảnh bị kẹt (trên 1 triệu điểm ảnh) nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn, và được coi là bình thường.

     Lỗi điểm ảnh có thể gặp phải trên màn hình LCD.

    Lỗi điểm ảnh có thể gặp phải trên màn hình LCD.

    Một số nhà sản xuất tuân theo tiêu chuẩn ISO 13.406-2, nhưng vẫn công bố một cách rõ ràng các chính sách về điểm ảnh lỗi trên trang web của mình. Trong đó có thể kể đến Samsung, Dell, Asus, Acer hay HP. Ngược lại, Nintendo tuân thủ theo tiêu chuẩn này một cách âm thầm.

    Quay trở lại với Nintendo Switch, chiếc console này có màn hình với độ phân giải 1.280 x 720 pixel. Tương đương với 921.000 pixel, xấp xỉ đạt 1 triệu pixel, do đó mà nó được phép xuất hiện các lỗi điểm ảnh trong giới hạn như trên.

    Cũng chính vì vậy mà việc chiếc Nintendo Switch của bạn gặp phải một hay hai lỗi điểm ảnh, nó được coi là bình thường và không phải do lỗi của Nintendo. Nhưng nếu có nhiều lỗi điểm ảnh hơn, bạn sẽ có thể phản ánh lại với nhà sản xuất và yêu cầu được thay thế màn hình hoặc đổi một chiếc máy mới.

    Trong trường hợp này, Nintendo không sai, nhưng cách họ trả lời những phàn nàn của khách hàng có thể không đúng. Nintendo không nên chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm, bởi chính họ đã không công bố một cách rõ ràng tiêu chuẩn ISO 13.406-2 áp dụng cho màn hình LCD để khách hàng hiểu rõ.

    Tham khảo: sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày