Nơi nào trên Trái Đất 'hứng chịu' nhiều ánh sáng Mặt trời nhất, với lượng bức xạ cao như đứng trên sao Kim vào mùa hè?
Theo nghiên cứu, bức xạ Mặt trời trung bình trên cao nguyên này là khoảng 308 watt trên một mét vuông - một con số phá kỷ lục thế giới.
- "Quái vật" máy tính mạnh nhất thế giới, mỗi giây tính hơn 1 tỷ tỷ phép tính: Thuộc về Trung Quốc hay Mỹ?
- Rời thành phố về ngoại ô xây nhà vườn rộng 1.000m2 với bể bơi và cây xanh
- Món đặc sản có hình thức gây "rùng mình" của người Lào, Việt Nam và Thái Lan, thực khách nhận xét: "Cho tiền cũng chưa dám ăn"
Điểm nắng nhất trên Trái đất là cao nguyên Altiplano của sa mạc Atacama, một cao nguyên khô cằn gần dãy núi Andes ở Chile. Đây được coi là nơi nhận được lượng ánh nắng Mặt trời không thua kém gì sao Kim – một hành tinh nằm gần Mặt trời hơn nhiều so với Trái Đất.
Mặc dù khí hậu nơi đây thường lạnh và khô, khu vực nằm ở độ cao khoảng 4.000 mét này lại nhận được nhiều ánh sáng Mặt trời hơn những nơi gần xích đạo hoặc ở độ cao cao hơn, theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 3/7 trên tạp chí Hiệp hội Khí tượng Mỹ.
Sa mạc Atacama đặc biệt vì nhiều lý do: Đó là sa mạc lâu đời nhất trên Trái đất, đồng thời cũng là nơi khô hạn nhất (chỉ sau Bắc cực và Nam cực). Đây cũng được coi là nơi quang đãng nhất để ngắm bầu trời đêm.
Cao nguyên Altiplano của Chile cũng nổi bật khi phải chịu lượng bức xạ mặt trời cao nhất trên Trái đất. Các nhà khoa học đã đo được kỷ lục thế giới về bức xạ Mặt trời tại cao nguyên này là 2.177 watt trên một mét vuông. Để so sánh, bức xạ ở đỉnh bầu khí quyển của Trái đất xấp xỉ 1.360 watt trên một mét vuông, theo nghiên cứu.
Raul Cordero, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà khí hậu học tại Đại học Groningen ở Hà Lan, cho biết: “Đó thực sự là bức xạ mà bạn sẽ nhận được vào mùa hè nếu bạn đứng trên sao Kim”
Theo chuyên gia này, sự so sánh là "cực kỳ đáng kinh ngạc", vì sao Kim nằm gần Mặt trời hơn khoảng 28% so với Trái đất. Theo nghiên cứu, bức xạ Mặt trời trung bình trên cao nguyên là khoảng 308 watt trên một mét vuông - một con số phá kỷ lục thế giới, cao gấp đôi so với những gì được ghi nhận ở Trung Âu và Bờ Đông của Mỹ.
"Khi bức xạ mặt trời truyền qua bầu khí quyển, nó bị hấp thụ bởi hơi nước trong khí quyển và bị phân tán bởi các đám mây và khí sol”, Seiji Kato, nhà khoa học khí quyển tại NASA cho biết.
Tuy nhiên, một vị trí có độ cao lớn, khô cằn tới mức hơi nước khó tồn tại, cũng như có ít mây và khí sol hơn chắc chắn sẽ nhận được nhiều ánh sáng Mặt trời hơn."
Một lý do khác khiến Chile rất nắng là do vị trí địa lý của quốc gia ở Nam bán cầu. Điều này đặc biệt đúng vào mùa hè khi quỹ đạo của Trái đất gần Mặt trời hơn, đạt đến điểm gọi là điểm cận nhật vào đầu tháng 1, dẫn đến sự gia tăng bức xạ mặt trời cao hơn 7% ở Nam bán cầu so với Bắc bán cầu, theo nghiên cứu.
Mặc dù có nhiều ánh nắng Mặt trời có thể có những lợi ích của nó, nhưng mức độ tiếp xúc này có thể có những tác hại. Nếu bạn tiếp xúc với nguy cơ bức xạ cao như vậy, bạn phải bảo vệ làn da của mình.
Tham khảo Live Science
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng