Quyết định rót vốn của Alibaba tạo ra cơ hội tăng trưởng cho thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam.
- Trung tâm dữ liệu và AI của Trung Quốc 'uống' nước nhiều hơn cả dân số Hàn Quốc
- Số vụ đánh cắp dữ liệu qua phần mềm độc hại tăng 7 lần từ năm 2020
- ‘Hành tinh cát’ ngoài đời thực: Giấc mơ siêu đế chế AI tại Trung Đông tạo nên hàng trăm trung tâm dữ liệu ngoài sa mạc dưới cái nóng 40 độ C, kỳ vọng kiếm vài trăm tỷ USD mỗi năm
- Viettel khai trương Trung tâm dữ liệu xanh đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam
Nikkei Asia đưa tin, Alibaba đang lên kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam để lưu trữ thông tin. Không gian cho máy chủ máy tính được thuê từ các công ty viễn thông là Viettel và VNPT.
Ông Đặng Minh Tâm, trưởng nhóm kiến trúc sư giải pháp tại Alibaba Cloud, cho biết công ty sử dụng colocation – thuật ngữ ám chỉ việc thuê không gian từ các nhà điều hành trung tâm dữ liệu – để hợp tác với 2 công ty nhà nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ dữ liệu khách hàng tại địa phương. Dữ liệu cũng sẽ được sao lưu tại các máy chủ trên khắp khu vực.
Alibaba lên kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam để bắt kịp nhu cầu tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Thời gian cho dự án vẫn chưa được tiết lộ. Chi phí xây dựng có thể vượt 1 tỷ USD.
“Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng”, ông Tâm nói trong một cuộc phỏng vấn. “Có rất nhiều không gian để phát triển”.
Một trong những lý do khiến các công ty như Alibaba muốn xây dựng máy chủ của riêng mình, bên cạnh việc cân nhắc về chi phí, là nhằm đảm bảo tính bảo mật và kiểm soát thông tin tốt hơn. Leif Schneider, cố vấn công ty luật Luther, cho biết trách nhiệm pháp lý có thể là vấn đề khi nhiều công ty tham gia quản lý cùng một dữ liệu.
“Hợp đồng phải rõ ràng để biết ai chịu rủi ro và trách nhiệm ra sao”, ông nói tại hội nghị về trung tâm dữ liệu và đám mây ở Thành phố Hồ Chí Minh vào tuần trước.
Trong khi đó, các công ty địa phương chia sẻ triển vọng lạc quan của Alibaba. Viettel IDC cho biết các khách hàng tiềm năng, từ Alibaba đến Microsoft, đều đang yêu cầu cải thiện yếu tố ESG (môi trường, xã hội và quản trị). Chẳng hạn, công nghệ có thể được sử dụng để theo dõi và tối ưu hóa việc sử dụng nước.
Ông Nguyễn Đình Tuấn, Giám đốc bộ phận kỹ thuật, cho biết, hiện tại, Viettel không sử dụng nhiều năng lượng tái tạo nhưng đang đặt mục tiêu đưa lĩnh vực này chiếm 30% lượng điện tiêu thụ vào năm 2030. “Chúng ta cần chuẩn bị cho sự bùng nổ của trung tâm dữ liệu. Chúng ta cần chuẩn bị cho xu hướng bền vững”, ông nói.
Thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng 15% mỗi năm trong tương lai gần. Con số này thậm chí có thể cao hơn nếu một tập đoàn đám mây lớn như Alibaba quyết định rót vốn.
Theo: Nikkei Asia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng