Nông dân Trung Quốc chế tạo thành công trực thăng từ cần điểu khiển máy chơi game và phế liệu
Tám người đàn ông, xuất thân từ tầng lớp nông dân và lao động phổ thông đã nuôi dưỡng ước mơ chế tạo máy chỉ từ báo, tạp chí và những mảnh phế liệu dành hàng năm trời để chế tạo những cỗ máy lai giữa máy bay và trực thăng. Chỉ từ hiểu biết ít ỏi và những bộ phận tái chế từ nhà máy phế liệu, điều gì đã giúp những người nông dân này chế tạo thành công trực thăng?
Trong một giấc mơ Xiaoxiao Xu thấy mình bay được như chim, cưỡi gió bằng đôi cánh giang rộng, cơ thể nhẹ bẫng và thật tự do. Cô chia sẻ ao ước thường trực này của mình với một người đam mê tự học hàng không, nhân vật chính trong cuốn sách thú vị cô viết - Hàng không sau sân nhà.
8 người đàn ông mà cô chụp ảnh hoặc rất ít hoặc chẳng hề được huấn luyện chính thức về hàng không. Họ là nông dân, thợ cắt tóc và thợ mộc, chẳng có gì ngoài một tình yêu sâu sắc với những chuyến bay và biệt tài lắp ráp máy bay với trực thăng. Họ hầu như chỉ học những kiến thức đó qua sách hay tạp chí, đam mê dành thời gian và tiền bạc vào những tạo vật lắp ráp chẳng mấy khi bay được. Thế mà chẳng ai trong số họ để tâm đến việc mọi người nghĩ họ kì lạ.
"Điều mà tôi thích nhất về những phi hành gia này là họ dám khác biệt", Xu nói. "Họ không hề quan tâm đến rủi ro, khả năng thất bại hoặc những gì người khác nghĩ về họ. Họ luôn có một ý chí tự do dù cho máy bay mà họ chế tạo có bay được hay không."
Cao Zhengshu chế tạo máy bay trong sân của mình tại Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên
Zhang Dousan làm việc trong xưởng và chế tạo Dousan 5 trong thời gian rảnh. Ông đã bỏ ra 3 năm và hơn 70.000 USD với chiếc máy bay trực thăng đồng trục này.
Những phi hành gia tận tụy - hay điên rồ này thường lùng kiếm nhiều bộ phận ở các nhà máy sản xuất máy bay, các khu phế liệu và tái chế, thu gom cần điều khiển từ các máy trò chơi điện tử và động cơ từ những chiếc thuyền. Họ lao động trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm liền trong gara và nhà kho, dù thâm tâm luôn biết rằng cỗ máy ấy có thể chẳng cất cánh được hoặc tệ hơn, chẳng bay trong không trung được. Su Guibin bị liệt sau khi bị giật bởi điện cực từ điện thoại, thế nhưng anh vẫn mong muốn được bay trở lại. "Có một ngọn núi đối diện nhà tôi", anh nói với Xu. "Tôi luôn mơ ước bay qua ngọn núi đó bằng máy bay và tận hưởng khung cảnh ấy."
Wang Qiang ngồi trong Wang Qiang 2 - một chiếc máy bay cố định cánh sử dụng động cơ Yamaha trong 1 con thuyền. Để chế tạo ra nó, anh chỉ phải bỏ ra công sức dưới 4 tháng và 50.000 USD. Nó có thể chạm tới độ cao 5000 feet (1,5km).
Xu đã đọc về những phi hành gia này cách đây ba năm và cảm thấy niềm đam mê của họ thực sự gây cảm hứng cho cô khiến cô muốn gặp họ. Cô sống ở Hà Lan nhưng đã trở về quê nhà vào năm 2015 và đã mất hai tháng để tìm kiếm những phi hành gia. Các bài báo dẫn cô đến làng của họ. Tại đó, cô chỉ đơn giản gõ từng cánh cửa cho đến khi cô tìm thấy họ. Các phi hành gia chào đón cô đến ngôi nhà và công xưởng của họ. Cô dành cho mỗi một phi hành gia khoảng thời gian khoảng chừng một tuần.
Một trong những máy bay trực thăng tự chế của Zhang Dousan trong kho của mình
Những bức ảnh của Xu thể hiện sự thân mật và truyền cảm giác lạc quan vui vẻ - những cảm xúc mà Xu đã trải nghiệm trực tiếp khi Xu Bin đưa cô bay 15 phút trên chiếc trực thăng tự chế tại gia, Bạch Long. Họ đã bay vọt lên 600 feet qua những ngọn núi và nhiều con sông. Xu cảm thấy chiếc trực thăng thật to lớn, lộng gió và có một chút đáng sợ. Tuy nhiên cô cảm thấy hoàn toàn tự do. Giống như cô trong giấc mơ của mình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng