Hai nhà khảo cổ học người Mỹ đã bắt đầu một thử thách điên rồ, đó chính là phát triển một loại nước hoa được Cleopatra sử dụng cách đây hơn 2.000 năm.
- Giải mã bí ẩn về sự trỗi dậy của họ Tyrannosaurus - Khủng long bạo chúa
- Động vật biển có thể giúp được gì cho con người trong lĩnh vực quân sự?
- "Thị trấn ma" của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng
- Tại sao ao tù mới được hình thành, không thông với sông hồ lại sinh ra cá một cách vô cớ?
- Phân cá có thể sẽ trở thành nguồn năng lượng mới cho robot hoạt động dưới nước
Một nhóm các nhà khảo cổ đã cố gắng tái tạo loại nước hoa cách đây hơn 2000 năm. Loại nước hoa này có thể là loại nước hoa được nữ hoàng Cleopatra sử dụng.
Làm nước hoa đòi hỏi phải chiết xuất các phân tử thơm tự nhiên khác nhau, và sau đó trộn chúng để tạo ra một hương thơm dễ chịu. Nhưng các phân tử này rất dễ khuếch tán trong không khí nên cần phải có cách để cố định chúng. Kỹ thuật tạo hương của người Ai Cập cổ đại là đưa thực vật thô vào dầu, vì các phân tử hương có thể được cố định bởi các phân tử dầu. Theo những cứ liệu khảo cổ từ phương pháp này của người Ai Cập cổ đại thì một lít dầu có thể "bảo quản" mùi thơm của một kg hoa.
Ngày nay, các nhà sản xuất nước hoa sử dụng các phân tử tổng hợp, tức là các phân tử thơm được tạo ra bằng phương pháp hóa học. Điều này không chỉ tránh được việc giết hại các loài động vật quý hiếm như hươu xạ mà còn giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều. Dầu dùng để cố định mùi thơm cũng được thay thế bằng hexan có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Hai nhà khảo cổ học Robert Littman và Jay Silverstein của Đại học Hawaii, Hoa Kỳ đã đưa ra ý tưởng khôi phục một loại nước hoa của Ai Cập cổ đại trong quá trình khảo cổ ở Mendes, Ai Cập.
Là quốc gia đầu tiên phát minh ra nước hoa, người Ai Cập rất chuộng dùng nó trong các hoạt động tôn giáo hay nghi lễ. Moses, một lãnh tụ tôn giáo, người công bố luật pháp, nhà tiên tri, nhà chỉ huy quân sự và sử gia nổi tiếng của Hoàng gia Ai Cập, đã từng răn rằng “sẽ trừng phạt kẻ nào dám dùng dầu thơm vào những việc trần tục”. Người dân Ai Cập cũng tôn thờ vị thần nước hoa luôn choàng một chiếc khăn phảng phất mùi hoa huệ. Và đây cũng luôn là thành phần chính trong mọi lọ nước hoa của nền văn minh nơi đây. Ngoài việc sử dụng vào các nghi lễ tôn giáo, vua chúa hay những người có địa vị sẽ sử dụng những loại dầu thơm được tinh lọc từ loài cây quý hiếm để thể hiện địa vị của mình.
Trong một đống đổ nát được chứng minh là một xưởng sản xuất nước hoa, họ tìm thấy một chiếc amphora (một loại vò cổ có hai quai cầm ở hai bên) với "một lớp vỏ cứng màu nâu bên trong", Jay Silverstein nhớ lại.
Lớp vỏ này được cho là cặn nước hoa đã được xử lý và rất có thể nó là nước hoa được sản xuất ở Mendes. Vào thời điểm đó, nước hoa Mendes đã nổi tiếng khắp thế giới, và nhiều nhà thực vật học trong đoàn nghiên cứu đã nảy sinh ra ý định thử làm ra loại nước hoa đó, nhưng với những gì khai quật được và những văn bản cổ đại từ khu di tích thì công thức của loại nước hoa đặc biệt đó vẫn còn là một bí ẩn.
Bởi vậy Litman và Silverstein đã mời Sean Coughlin, một chuyên gia về chữ viết Hy Lạp cổ đại tại Đại học Humboldt ở Berlin, và Dora Goldsmith, một chuyên gia về nước hoa Ai Cập tại Đại học Tự do Berlin, để so sánh các loại nước hoa cổ đã tìm kiến được công thức, đặc biệt là nước hoa do Mendes sản xuất, để xác định nguyên liệu thô của loại nước hoa này, theo nhưng gì được xác định thì đây chính là loại nước hoa được nữ hoàng Cleopatra dùng.
Theo suy luận của họ, nguyên liệu thô bao gồm myrrh và một số loại quế. Vì vậy, các nhà khảo cổ đã thực hành theo phương pháp cổ xưa để tạo hương, đặt nguyên liệu vào dầu ô liu trộn với nhiều loại thảo mộc khác nhau.
Sau nhiều tháng thử nghiệm, một loại nước hoa Mendes hoàn toàn mới đã được ra đời. Loại nước hoa này hoàn toàn khác so với những loại nước hoa hiện đại mà ngày nay chúng ta vẫn sử dụng. Mùi nước hoa Mendes đặc biệt nồng và hăng ngoài ra, kết cấu của nó tương đối nặng. Thời xưa, người ta bôi nước hoa lên khắp cơ thể (kể cả khi nó có thể làm bẩn quần áo của họ), điều này hoàn toàn khác với cách mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Tiếp theo, nhóm sẽ so sánh nước hoa Mendes tự chế với cặn nước hoa trong amphora để xác nhận các thành phần còn thiếu và sửa lại công thức. Hiện tại, việc phân tích cặn trong chai vẫn đang được tiến hành, bởi vậy có thế nói cho tới nay chúng ta vẫn chưa thể khám phá ra hết thành phần của loại nước hoa cổ đại này.
Khi nói về nguồn gốc nước hoa, nhiều người có thể nghĩ rằng nguồn gốc của những mùi hương bắt đầu từ Châu Âu hoặc Pháp, bởi đây là nơi đã quá nổi tiếng với những thương hiệu nước hoa danh tiếng như Chanel, Dior, Versace, … Nhưng trên thực tế, quốc gia đầu tiên phát minh ra nước hoa là đất nước Ai Cập cổ đại, với những vết tích và dấu hiệu của nước hoa trong những ngôi mộ cổ. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy được bình đựng hương liệu thơm có niên đại 4000 năm TCN được chế tác khá tỉ mỉ và nghệ thuật.
Ngay từ thời cổ đại, nước hoa xuất hiện dưới hai loại. Ban đầu là sự xuất hiện của các loại thuốc mỡ và các tinh dầu có khả năng giữ hương lâu dài. Họ bôi lên cơ thể, đặt trong túi vải cùng với quần áo hay sử dụng trực tiếp lên tóc. Sau đó là sự xuất hiện của các loại chất đốt để lan tỏa mùi hương trong phòng hoặc các nghi lễ tôn giáo. Từ "Perfume" xuất phát từ tiếng La - tinh "fumus", có nghĩa là "khói", chính là nguồn gốc từ loại chất đốt tỏa hương này. Và dần dần, theo thời gian, nước hoa biến đổi thành dạng hỗn hợp sệt, và cuối cùng là dạng chất lỏng như hiện nay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng