Nước Ý trong ngày đầu bị phong tỏa: Nhiều người lách luật bằng mọi cách, mặc lời kêu gọi khẩn thiết từ chính phủ
Nhiều người lo sợ chính phủ Ý sẽ không thể thực hiện các biện pháp phong tỏa một cách hiệu quả, bởi người dân có thể sẽ lách luật.
2h15 phút sáng 8/3 theo giờ địa phương, thủ tướng Italy Giuseppe Conte kết thúc cuộc họp báo khẩn cấp bằng thông báo phong tỏa diện rộng toàn bộ miền Bắc nước Ý.
"Chúng ta phải hiểu rằng cần tuân thủ quy định phong tỏa, và không được chống đối các biện pháp này. Đừng tìm cách lách luật hay mưu mẹo trốn tránh," - trích lời ông Conte, trong buổi sáng công bố lệnh phong tỏa Lombardy - nơi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất quốc gia.
Thủ tướng Conte đã ban hành lệnh áp dụng một loạt các phương pháp ngăn chặn sự bùng phát lớn nhất thế giới của dịch Covid-19 bên ngoài châu Á. Các phương pháp sẽ hạn chế sự di chuyển của ít nhất 1/4 dấn số nước Ý, và hiển nhiên gây tổn hại không nhỏ cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc phong tỏa được đánh giá là cần thiết này đang gây ra làn sóng trái chiều trong cộng đồng người Ý. Trong đó, nổi cộm nhất vẫn là câu hỏi: "Liệu công chúng có thực sự tuân thủ quy định?"
Những hành khách cuối cùng chờ rời Milan vào khoảnh khắc trước khi lệnh phong tỏa chính thức có hiệu lực
"Chúng tôi là một Vũ Hán khác"
Đó là lời bình luận của Elano Lofina - 39 tuổi, một nhân viên tại trung tâm mua sắm giữa vùng Lombardy. Cô đã liên sự việc lần này với lệnh phong tỏa mà Trung Quốc áp dụng cho Vũ Hán - nơi khởi phát dịch virus corona chủng mới đang khiến cả thế giới lo sợ.
Khi nói lên những lời này, Lofino đang đi chơi cùng bạn bè. Cô cho biết lệnh phong tỏa hoàn toàn hợp lý: "Đó là sự hy sinh rất lớn, nhưng chúng tôi chấp nhận nó."
Vài giờ sau khi thủ tướng Conte ban hành lệnh phong tỏa, số người tử vong vì virus corona tại Ý đã tăng tới 50% chỉ trong 1 ngày - từ 233 ngày 7/3 lên 366, trở thành quốc gia có lượng người chết vì virus lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc. Bản thân nước Ý vào lúc này cũng đã vượt qua Hàn Quốc, trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới.
Nhưng quả thực, không nhiều người có chung suy nghĩ với Lofino.
Một người dân mua nước bổ sung trước lệnh phong tỏa
Nhà chức trách - bao gồm cả ông Conte đã đứng ra kêu gọi người dân hãy bỏ qua một bên tính cách cực kỳ đặc trưng của người Ý, được gọi là "furbizia". Đây là một từ tiếng Ý có thể tạm dịch là "láu cá", nhằm lách qua kẽ hở luật pháp được ban hành. Một kiểu hành vi, tính cách mà chính người Ý cũng phải thừa nhận.
Tính cách "furbizia" được thể hiện rất rõ vào ngày 8/3, ngay khi tin tức chuẩn bị phong tỏa Lombardy được tung ra. Trước khi lện phong tỏa có hiệu lực, rất nhiều người tại Lombardy đã vội vã lên tàu trốn chạy khỏi vùng đất này, mặc cho giới chức trách kêu gọi tất cả phải hành động tuân thủ luật pháp và có trách nhiệm với cộng đồng.
Truyền thông Ý hôm ấy ngập tràn lời kêu gọi, từ những ca sĩ nổi tiếng cho đến các nhân vật có tầm ảnh hưởng, với nhằm chống lại làn sóng trốn chạy "đáng xấu hổ".
"Mọi người cần phải ở trong nhà!" - trích lời kêu gọi trong video của Barbara Balanzoni, một bác sĩ tại ý. Balanzoni cho biết các bệnh viện hiện không có đủ máy thở để đáp ứng số bệnh nhân nhiễm virus đang tăng dần.
"Hiện vẫn đang còn quá nhiều người đi lại ngoài đường,"
Ông Dario Franceschini - bộ trưởng Bộ văn hóa Italy đã nói lời cảm ơn tới nhiều nhân vật nổi tiếng trong ngành giải trí, vì đã giúp lan truyền thông điệp "I'm Staying Home" (Tôi ở nhà) ra công chúng. "Đó là một thông điệp quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay," - ông cho biết.
Những người lách luật
Chiều ngày 8/3, lệnh phong tỏa miền Bắc được đưa ra với chế tài tương đối khắt khe, với án phạt lên tới 3 tháng tù giam dành cho những ai vi phạm quy định. Các quy định cơ bản bao gồm việc hạn chế di chuyển với những ai dương tính với virus corona, và cấm không tụ tập đông người.
Chính phủ Ý đã từng thực hiện các phương án quyết liệt nhất để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Họ đã hủy mọi chuyến bay từ Trung Quốc hồi tháng 1, cách ly nhiều thị trấn trong tháng 2, toàn bộ Lombardy và thậm chí là toàn bộ nước Ý với 60 triệu dân trong thời gian gần đây.
Nhưng như vậy liệu đã đủ? Vài ngày trước khi lệnh phong tỏa được ban hành, một người đàn ông đứng tuổi tại Zorlesco - một trong những thị trấn đang bị cách ly đã nói vài lời bỡn cợt với bạn, rằng ông thường lách luật, né các trạm kiểm soát bằng những con đường cũ. Lý do? Vì ông muốn đi uống rượu, mà rượu thì chỉ có ở bên ngoài khu cách ly thôi.
Trạm kiểm soát tại thị trấn Zorlesco
Dĩ nhiên, nhà chức trách Italy chẳng thấy câu chuyện phiếm của người này vui một chút nào. Họ chỉ cảm thấy hết kiên nhẫn vì thói "furbizia" đã ăn quá sâu vào một bộ phận người dân.
Giuseppe Ippolito, - giám đốc Viện truyền nhiễm Quốc gia Lazzaro Spallanzani ở Rome phát biểu trên sóng truyền hình, mô tả những ai bỏ trốn khỏi Lombardy chiều hôm ấy là "mối đe dọa tiềm ẩn với quốc gia." Ông kêu gọi họ nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế, thông báo tình hình, và chuẩn bị tinh thần cách ly.
Tuy vậy, nhiều người lại cho rằng rời Milan để đi về phương Nam là quyết định đúng. Như Giorgia Caredda, chiều ngày 8/3 đã đợi tàu ở Milan để tới Rome, với mục đích chăm sóc cho người bố bị bệnh tim.
"Một mặt, tôi thấy việc bỏ đi thật ngu ngốc. Nhưng mặt khác tôi lại có cảm giác bị giam cầm, và cần phải thoát khỏi đây," - Caredda cho biết.
Trong cuốn "Người Italy" (The Italians) - bản nghiên cứu kinh điển của Luigi Barzini năm 1964 có mô tả về tính cách "furbizia" của người Ý. Barzini cho biết tính cách và hành vi "láu cá" được hình thành trong giai đoạn nước Ý bị các thế lực ngoại bang cai trị, như người Pháp và người Đức.
"Để đối phó với sự áp bức, người Ý đã âm thầm sáng tạo ra nhiều cách. Khi không thể bảo vệ đất nước trên chiến trường, họ chiến đấu theo cách riêng bảo vệ sự tự do cho gia đình và chính bản thân họ."
Barzini cũng cho rằng luật pháp khi ấy đã trở thành một thứ "tội ác" mà tất cả đều cảm thấy vui vẻ khi lách được luật. Và đây chính xác là thứ mà thủ tướng Conte không muốn người dân của mình suy nghĩ như vậy.
"Chúng ta phải bảo vệ cho chính mình, và cho những người trân quý xung quanh."
Dẫu sao thì ở đâu đó, thông điệp của Conte vẫn mang đến những hiệu ứng tích cực. Antonio Ponti - một DJ tại Milan đã lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc bất chấp lệnh cấm tụ cập của thành phố. Để tạo đáp ứng yêu cầu mọi người phải đứng cách nhau tối thiểu 1m, Ponti đã lách luật một cách láu cá bằng việc tổ chức tiệc ngoài trời.
Nhưng khi dịch bệnh dần lan tỏa, cộng thêm những phản ứng gay gắt lan tỏa tại Milan, Ponti cho biết anh không muốn bị xem là "kẻ lan truyền dịch bệnh." Anh quyết định tuân thủ, rút lại mọi lời quảng cáo và hủy bỏ bữa tiệc.
"Như vậy thì khôn ngoan hơn, nếu nó giúp mọi chuyện tốt hơn."
Tham khảo: NY Times
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng