Ông lão 83 tuổi mua gói an ninh mạng rồi bị lừa 20.000 USD bằng thủ đoạn tinh vi, công ty an ninh mạng nói: "Chúng tôi không có thông tin gì"
Mặc dù gia đình đã can ngăn, nhưng ông lão đã ngây thơ đưa cho kẻ lừa đảo số tiền mặt rất lớn.
- Đầu tư gần 30 tỷ cho bạn trai để kiếm tiền, bỗng nhận được tin nhắn từ một kẻ lừa đảo “quay xe”: Cô đã bị băng đảng lừa, hơn 600 tin nhắn rất có vấn đề!
- Cần cảnh giác với chiêu thức lừa đảo trên Telegram
- Chỉ vì một tin nhắn, mất hết tiền trong tài khoản, trò lừa đảo mới khiến công an cũng bó tay
- Cú lừa bán phiên bản trả phí không quảng cáo của Mark Zuckerberg
- Dấu hiệu bạn sắp bị lừa đảo trên Facebook
Một gia đình ở miền Nam California, nước Mỹ, đang cảnh báo những người khác sau khi người cha già của họ bị lừa 20.000 USD.
Con gái của nạn nhân nói: “Điều đó thật tàn khốc đối với tôi vì tôi biết những kẻ lừa đảo đang lừa rất nhiều người ngoài kia”.
Con gái nạn nhân không muốn tên tuổi gia đình mình bị công khai.
Cô ấy kể lại, trước đó, cha cô, một cụ ông 83 tuổi đã mua gói an ninh mạng từ InstaFix US với giá 900 USD.
6 tháng sau, ông lão nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là người của InstaFix US, nói rằng công ty sắp phá sản và ông sẽ được hoàn lại tiền.
“Bố tôi chỉ nghĩ là sẽ nhận lại 900 USD. Ông ấy chẳng nghi ngờ gì về việc một công ty sắp phá sản lại trả lại tiền cho ông ấy", cô con gái nói.
Cô cho biết cha cô đã cấp cho kẻ lừa đảo quyền truy cập vào máy tính của ông thông qua mật mã và vào tài khoản của ông ở Bank of America.
Một chuyên gia an ninh mạng giải thích rằng, nạn nhân rõ ràng đã cho phép những kẻ lừa đảo kiểm soát máy tính của mình thông qua tính năng truy cập từ xa.
Giáo sư Clifford Neuman, giám đốc Trung tâm An ninh Hệ thống Máy tính USC, cho biết: “Một cách phổ biến mà bọn tội phạm thường áp dụng là yêu cầu quyền truy cập máy tính từ xa để chúng có quyền truy cập vào máy tính của bạn. Chúng xem được màn hình và thực hiện các thay đổi đối với hệ thống của bạn. Điều này chỉ xảy ra khi chính bạn, với tư cách là người dùng, cho phép quyền truy cập đó".
Đầu tiên, có một khoản chuyển thử 200 USD. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo nói rằng anh ta đã vô tình chuyển 20.000 USD cho ông lão.
Ông lão sẵn sàng trả lại số tiền đó.
Cô con gái nói: “Những gì họ làm thực ra là chuyển tiền từ tài khoản séc của bố tôi sang tài khoản tiết kiệm của chính bố tôi. Bố tôi không đủ nhận thức để nhận ra rằng số tiền đó đến từ chính ngân hàng của ông”.
Những tên trộm đã thuyết phục nạn nhân đến hai chi nhánh riêng biệt để rút tiền mặt. Và chỉ vài phút sau đó, một người đàn ông đã xuất hiện trước cửa nhà để lấy tiền.
Nghi ngờ toàn bộ sự việc, vợ nạn nhân đã cố gắng ngăn cản chồng và chụp ảnh nghi phạm bằng điện thoại di động.
“Ông ấy không nghe tôi và rất vui vẻ đưa số tiền đó, đáng tiếc là không biết đó là tiền của chính mình”, cô con gái nói.
Eyewitness News đã liên hệ với Instafix US và họ đã trả lời bằng một email có nội dung:
"Chúng tôi là một công ty hợp pháp, giúp đỡ rất nhiều khách hàng về các vấn đề liên quan đến mạng máy tính và chúng tôi chỉ thanh toán qua thẻ tín dụng. Chúng tôi không yêu cầu khách hàng gửi tiền qua bất cứ hình thức nào khác nên chúng tôi không có thông tin gì về hành vi lừa đảo mà khách hàng này gặp phải”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng