Một trong những niềm tự hào mà fan của quả táo cắn dở luôn muốn nhắc tới bấy lâu nay là dường như Apple luôn "thắng thế" trong các cuộc Triển lãm hàng Điện tử tiêu dùng hằng năm (CES) ở Las Vegas, kể cả khi công ty không xuất hiện tại triển lãm.
Trong nhiều năm trở lại đây, sự kiện này dường như chỉ là một sân khấu để cho các công ty công nghệ chứng tỏ là họ đang đuổi kịp với Apple. Một khi Apple đã xuất hiện, họ sẽ trở thành tâm điểm của triển lãm. Ví dụ điển hình nhất chính là vào năm 2007, khi mà Apple công bố chiếc iPhone đầu tiên tại hội chợ, và đã thu hút tất cả ánh nhìn của những người tham dự. Và kể từ đó, Apple cũng đã liên tiếp cho thấy là công ty có sức ảnh hưởng lớn đến hội nghị điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới, kể cả khi họ không xuất hiện.
Tuy nhiên, những ngày đó có lẽ đã qua rồi. Vào hội chợ CES 2018, Amazon đã soán ngôi của Apple để trở thành công ty có ảnh hưởng lớn nhất hội chợ.
Ngoài ra, sự kiện diễn ra vào tuần trước đã chứng tỏ rằng Amazon đang thống lĩnh một trong những xu hướng quan trọng nhất trong làng công nghệ - điện toán dựa trên giọng nói. Không chỉ tụt hậu trong lĩnh vực đó, Apple cho thấy đã quá muộn để họ có thể bắt kịp với xu hướng này.
Alexa xuất hiện ở mọi nơi
Trong triển lãm CES 2018, các công ty đã công bố một loạt các thiết bị hỗ trợ trợ lí ảo của Amazon, Alexa. Chúng ta đã được chứng kiến kính thông minh tích hợp Alexa, xe ô tô Toyota được điều khiển bởi Alexa, các thiết bị gia đình thông minh có thể đáp lại lệnh từ Alexa, máy tính Windows được cài sẵn Alexa, và còn nhiều các thiết bị khác nữa. Dường như người tham dự không thể nào đi qua khu trưng bày mà không gặp phải ít nhất một vài thiết bị có tích hợp Alexa.
Các thiết bị và các thông báo xuất hiện tại CES 2018 đều cho thấy rằng công nghệ tích hợp giọng nói sẽ đóng một vai trò lớn trong cách mà chúng ta tương tác với công nghệ, và chứng tỏ được vị thế chủ đạo của Alexa. Ngược lại, Siri, đối thủ của Alexa đến từ Apple, lại chả được đả động gì.
Kính thông minh Blaze của Vuzix là một trong nhiều những sản phẩm tích hợp Alexa xuất hiện tại CES 2018.
Sự thống lĩnh của Alexa đã được gây dựng trong vài năm. Loa thông minh Echo của Amazon đã đi tiên phong trong trào lưu, giới thiệu Alexa với thế giới, và gây dựng chỗ đứng cho trợ lý ảo trong những căn phòng khách của người dùng. Gần đây hơn, Amazon đã giới thiệu những mẫu loa Echo giá rẻ hơn, như chiếc Dot chỉ với giá 50 USD, và những sản phẩm đó đã giúp đưa Alexa đến với quần chúng.
Sự kết hợp giữa công nghệ tiên phong và giá thành rẻ đã giúp Amazon bán được hàng triệu chiếc loa thông minh và chiếm được 2/3 thị trường, đấu chọi được cả với sự cạnh tranh khốc liệt từ Google.
Thị phần lớn của Amazon đã thu hút được một số lượng lớn các nhà phát triển. Nhờ vào số kĩ năng, ứng dụng ngày càng gia tăng của Alexa, trợ lý ảo của Amazon ngày càng trở nên thông minh hơn và làm được nhiều thứ hơn. Và chính điều này đã khiến cho Alexa trở nên trong mắt những nhà phát triển, những người đang muốn tích hợp trợ lý ảo cho thiết bị của họ. Và Amazon thì sẵn lòng đáp ứng lại nhu cầu của họ.
Thiết bị HomePod của Apple không có ưu điểm nào sánh được với Echo
Khi chiếc HomePod được hỗ trợ Siri của Apple ra mắt công chúng trong năm nay, chúng ta đã biết trước được rằng nó sẽ không có nhiều lợi thế. Apple rất hạn chế trong việc cho phép các nhà phát triển làm việc với Siri, và Siri cũng sẽ không được tích hợp cho các thiết bị không phải của Apple. Không chỉ ra mắt muộn hơn rất nhiều so với Echo của Amazon, sản phẩm này cũng có giá thành rất đắt, đến tận cho mỗi thiết bị. Với giá thành đó, người dùng có thể mua đến 8 chiếc Echo Dot.
Chiếc HomePod của Apple thu hút giới báo chí, nhưng dường như sản phẩm này khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm loa thông minh của Amazon.
Các sản phẩm của Apple vốn luôn có giá thành cao. Giá của chiếc HomePod cao đến như vậy là do sản phẩm này có chất lượng âm thanh siêu việt. Nếu bạn chỉ muốn nghe nhạc thông qua Apple Music, hoặc chỉ muốn điều khiển một số ít các thiết bị gia đình thông minh kết nối được với công nghệ HomeKit của Apple, thì chiếc HomePod sẽ phù hợp với bạn.
Nhưng với giá thành của chiếc HomePod, rất nhiều khả năng bạn sẽ không thể đặt một chiếc HomePod vào mỗi phòng trong gia đình, điều mà hoàn toàn khả dụng với Echo Dot. Và kể cả người dùng có làm thế đi chăng nữa thì HomePod vẫn không thể thực hiện được nhiều tác vụ như chiếc Echo. Ví dụ điển hình là, người dùng sẽ không thể chơi nhạc từ những ứng dụng như Spotify hay Pandora bằng chiếc HomePod, vì Apple vẫn chưa cho phép Siri truy cập các dịch vụ này.
Người dùng không nên quá mong đợi vào chiếc HomePod. Việc thu hút các nhà phát triển sẽ thực sự là khó khăn cho Apple nếu như họ không cho phép các nhà phát triển tự do khai thác Siri và không mở rộng phạm vi các thiết bị có thể sử dụng Siri.
Chiến lược của Apple với công nghệ của hãng là tương đối khép kín - các phần mềm của hãng hầu như chỉ chạy trên thiết bị của Apple và công ty kiểm soát rất chặt chẽ với các ứng dụng hoạt động trên thiết bị của hãng. Chiến lược này có vẻ thành công trên nền tảng iPhone và Mac, nhưng nếu muốn thành công trong mảng điện toán giọng nói, công nghệ này cần phải có mặt ở càng nhiều nơi càng tốt, và để làm được điều đó, công ty cần phải thoáng hơn nữa.
Alexa đã sẵn sàng để thống trị điện toán giọng nó, phần lớn do là Amazon luôn sẵn sàng làm việc với nhiều công ty tiện ích và phần mềm. Và chúng ta đã được tận mắt chứng kiến điều này thông qua hàng loạt các thiết bị tích hợp Alexa được trưng bày tại CES 2018.
Apple đã để vụt mất một cơ hội rất lớn
Sự tụt hậu của Apple so với Amazon trong mảng điện toán giọng nói quả là mỉa mai, bởi vì chính Apple là người đã đi tiên phong và phổ biến công nghệ này nhờ vào Siri. Apple đã đưa Siri đến người dùng thông qua iPhone 4S, được tung ra vào năm 2011. Công nghệ này hiện đã có mặt trên hàng trăm triệu thiết bị và được cài đặt sẵn trên iPhone, iPad, Apple Watch, Apple TV và Mac.
Apple đã đi tiên phong và giúp đem trợ lý giọng nói đến với người tiêu dùng thông qua chiếc iPhone 4S ra đời năm 2011.
Nhờ vào đó, Apple đã có tất cả những mảnh ghép để có thể khiến Siri thống lĩnh công nghệ điện toán giọng nói. Tuy nhiên, công ty đã quá chậm trong việc phát triển Siri, và đã không nhận ra được tiềm năng thực sự của trợ lý giọng nói này. Mặc dù Siri được tích hợp trên rất nhiều thiết bị của Apple, trọng tâm của những thiết bị này không xoay quanh tương tác bằng giọng nói. Siri chỉ là một các tương tác với người dùng, chứ không phải là ứng dụng chính của thiết bị.
Ngược lại, bằng cách tập trung vào tương tác giọng nói, và làm cho công nghệ này trở thành trung tâm của thiết bị, Amazon đã biến Alexa trở thành một công nghệ cực kì mạnh mẽ và hấp dẫn.
Không chỉ chậm trễ, Apple đã hoàn toàn bỏ lỡ xu hướng này
Các fan của quả táo cắn dở có thể lập luận rằng Apple thường có xu hướng đi chậm trong việc xâm nhập một thị trường mới, nhưng rồi bằng cách nào đó, họ vẫn sẽ thành công trong việc phát triển các sản phẩm vượt xa đối thủ và đạt được kì vọng của người tiêu dùng. Chiếc iPod, iPhone, iPad và Apple Watch là những ví dụ điển hình cho điều này.
Nhưng trong cuộc chiến lần này, đã quá muộn để Apple có thể lặp lại được lịch sử với chiếc HomePod. Amazon đã đi trước quá xa trong cuộc chơi. Chiếc HomePod và Siri đã bị giới hạn quá nhiều, và Apple có lẽ sẽ không thể đánh bật công ty của Jeff Bezos ra khỏi vị trí đứng đầu.
Tuy nhiên, việc Apple không quan tâm đến điện toán giọng nói không có nghĩa là công ty này sẽ thua cuộc. Hiện tại, Apple vẫn chưa có nguy cơ mất đi vị thế hàng đầu trong mảng công nghệ tiêu dùng. Trên thực tế, iPhone vẫn đắt hàng như tôm tươi, và có thể công ty sẽ báo cáo quý tốt nhất vào cuối tháng này.
Mặc dù vậy, nhờ vào sự tập trung vào Alexa của Amazon, và do những sai sót của Apple với Siri, Apple sẽ bỏ lỡ đi một trong những xu hương mới nhất của làng công nghệ. Như triển lãm CES 2018 đã chỉ ra, khi nói đến điện toán giọng nói, không phải Apple, mà chính Amazon mới là người thiết lập ra những tiêu chuẩn mới.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng