Phân tích ảnh hưởng kinh tế do cúm Tây Ban Nha gây ra, các nhà nghiên kết luận rằng cách ly xã hội sẽ có lợi cho kinh tế về lâu dài

    Dink,  

    Lật lại trang sử và nhìn vào quá khứ, ta nhìn thấy đại dịch cúm Tây Ban Nha đã ảnh hưởng tới kinh tế ra sao và dạy cho ta bài học gì.

    Phân tích ảnh hưởng kinh tế do cúm Tây Ban Nha gây ra, các nhà nghiên kết luận rằng cách ly xã hội sẽ có lợi cho kinh tế về lâu dài - Ảnh 1.

    Trong những tuần gần đây, việc giãn cách xã hội, hay còn gọi là cách ly xã hội, nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ những nhà phân tích kinh tế Mỹ. Không riêng gì quốc gia lớn này, việc yêu cầu phần lớn lực lượng lao động ở nhà sẽ khiến hoạt động kinh tế trì trệ (lẽ hiển nhiên), nhưng đây là hành động thiết thực để ngăn chặn việc lây nhiễm chéo virus SARS-CoV-2. 

    Có những nhà phê bình, thậm chí cả quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ, coi những thương vong do dịch Covid-19 là cái giá cần trả để giữ cho nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới này đứng vững. Nhưng vấn đề vĩ mô này không đơn giản thế, vì việc giãn cách xã hội có thể có tới hai mặt lợi: vừa tốt cho sức khỏe cộng đồng, và vừa tốt cho kinh tế về sau này.

    Cách đây vài ngày, nhóm các nhà kinh tế học Sergio Correia, Stephan Luck và Emil Verner cho xuất bản một báo cáo khoa học (chưa được hội đồng kiểm duyệt thông qua), đưa ra các bằng chứng rất thuyết phục nhằm củng cố cho giả thuyết về hai mặt lợi vừa nêu. Họ phân tích dữ liệu về đại dịch cúm lớn của Mỹ diễn ra hồi 1918-1919, một sự kiện ít nhiều phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Bên cạnh đó, họ so sánh các thành phố Mỹ tại thời điểm 1918-1919 đó, tìm hiểu sự khác biệt giữa cách ly xã hội sớm và muộn.

    Đây là kết luận họ đưa ra: 

    “Chúng tôi phát hiện ra rằng [tình hình kinh tế] các thành phố ra tay sớm và mạnh không hề sụt giảm, trái lại, còn tăng trưởng nhanh hơn khi đại dịch qua đi”.

    Phân tích ảnh hưởng kinh tế do cúm Tây Ban Nha gây ra, các nhà nghiên kết luận rằng cách ly xã hội sẽ có lợi cho kinh tế về lâu dài - Ảnh 2.

    Trong báo cáo nghiên cứu, các nhà kinh tế học lấy ví dụ về cách thức giãn cách xã hội, không sử dụng y dược để tham gia đẩy lùi virus mà dựa vào ý thức cách ly của từng cá nhân, tiếp sau đó là đóng cửa trường học và doanh nghiệp địa phương. Các phương pháp giãn cách xã hội này được gọi là NPI, viết tắt của “non-pharmaceutical intervention”, tức “những phương pháp can thiệp không liên quan tới dược phẩm”.

    Trên lý thuyết, điểm mấu chốt của báo cáo nghiên cứu nằm tại việc những chính sách giãn cách xã hội trực tiếp giảm hoạt động tài chính, bằng việc hạn chế một số hoạt động kinh tế nhất định, nhưng lại gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau này, bởi lẽ nền kinh tế sẽ không bị giáng một đòn mạnh nếu như nhân công không nhiễm bệnh mà tử vong với số lượng lớn.

    Dù các biện pháp NPI giảm hoạt động kinh tế, chúng vẫn có thể giải quyết được vấn đề không nhất quán giữa các hoạt động ngăn virus lây lan và phục hồi kinh tế”, nhóm các nhà nghiên cứu nói. Nói theo một cách khác, giữ được mạng người, là sẽ có nhân lực để cứu vãn kinh tế sau này.

    Các dữ liệu được sử dụng trong báo cáo đã từng được đăng tải hồi năm 2007, trong báo cáo được đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y tế Mỹ. Trong báo cáo cũ, các nhà nghiên cứu lật lại những chính sách đã được ứng dụng trong khoảng thời gian giữa ngày 8/9/1918 cho tới 22/2/1919 tại 43 thành phố. Những phương pháp NPI hay được áp dụng nhất là đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người; có tất cả 34 thành phố áp dụng chính sách này trong vòng trung bình 4 tuần.

    Người nhiễm bệnh phải được cách ly tại bệnh viện hay các cơ sở dã chiến, những người nghi ngờ tiếp xúc với người bệnh nhưng chưa có triệu chứng bệnh sẽ phải tự cách ly tại nhà, chính quyền địa phương sẽ công bố khu vực có người nghi nhiễm và cách ly chúng. Còn có 15 thành phố khác thực hiện cả cách ly xã hội lẫn đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người.

    Phân tích ảnh hưởng kinh tế do cúm Tây Ban Nha gây ra, các nhà nghiên kết luận rằng cách ly xã hội sẽ có lợi cho kinh tế về lâu dài - Ảnh 3.

    Theo báo cáo nghiên cứu năm 2007, thì thời gian cách ly càng dài, số lượng người tử vong càng thấp. Báo cáo mới tận dụng số dữ liệu này và đi vào phân tích sâu hơn: nhóm ba nhà kinh tế học nghiên cứu ảnh hưởng của việc giảm tỷ lệ tử vong. Họ phát hiện ra rằng dịch bệnh giáng một đòn mạnh vào nhân lực, thiếu người làm sản lượng tụt dốc.

    Sau đó họ so sánh những phân tích trên với hiệu quả mà chính sách NPI mang lại, và phát hiện rả rằng chính sách cách ly xã hội đem lại nhiều kết quả khả quan hơn nhiều, cả về nhân lực lẫn sản lượng. Các thành phố áp dụng chính sách cách ly sớm thành công hơn về sau này, xét trên phương diện kinh tế.

    Dường như các nhà khoa học khám phá ra được điều hiển nhiên, nhưng phải nói ra thì nhiều người mới vỡ lẽ: đại dịch ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế, chặn được chúng sớm thì kinh tế phát triển.

    Nheo mắt lại một chút, nhìn vào báo cáo với con mắt hoài nghi

    Điều quan trọng: hãy luôn để dành chút hoài nghi khi ngồi phân tích những báo cáo nghiên cứu kiểu này. Đại dịch năm 1918 không phải là một thử nghiệm khoa học khép kín, nên khả năng nhận định mức độ đại dịch, kết quả của các chính sách được áp dụng, ảnh hưởng tới kinh tế sau này, đều hạn chế theo một cách nào đó.

    Phân tích ảnh hưởng kinh tế do cúm Tây Ban Nha gây ra, các nhà nghiên kết luận rằng cách ly xã hội sẽ có lợi cho kinh tế về lâu dài - Ảnh 4.

    Các nhà nghiên cứu hiểu rõ hạn chế lớn nhất của họ là hoàn cảnh áp dụng chính sách của từng thành phố. Có những nơi có chất lượng cơ sở hạ tầng ngành y tốt hơn, nên tính hữu dụng của chính sách cách ly không có sức ảnh hưởng vốn có như với nhiều nơi khác. 

    Tuy nhiên, nhóm tác giả tranh luận rằng làn sóng tử vong do đại dịch 1918 lan dần từ miền Đông tới miền Tây, nên những yếu tố trên không hiện hữu. “Bởi lẽ những thành phố bị ảnh hưởng sau đã nhìn vào những ví dụ mới diễn ra để nhanh chóng áp dụng chính sách cách ly”, họ viết trong báo cáo.

    Suy cho cùng, phương cách xử lý, hoàn cảnh xã hội của các thành phố phải ít nhiều tương đương thì việc so sánh mới có nghĩa. Đây sẽ là khía cạnh đáng chú ý cho những nhà phân tích báo cáo khoa học, để khẳng định được tính xác thực của nghiên cứu trên.

    Kinh tế không phải trọng tâm duy nhất

    Nếu đặt mạng người lên bàn cân, với đầu bên kia là lợi nhuận kinh tế, thì rõ ràng mạng người đáng giá hơn. Trong mô hình nghiên cứu của Đại học Hoàng gia Anh, việc giãn cách xã hội sẽ cứu được 1,76 triệu người trong 6 tháng tiếp theo. 

    Các nhà phân tích chỉ ra rằng giá trị của chính sách cách ly này cao tới 7,9 nghìn tỷ USD, cao hơn toàn bộ ngân sách liên bang của nước Mỹ, lại thêm chứng cứ cho thấy phương pháp giãn cách xã hội sẽ hiệu quả về lâu dài. Xét tới tình cảnh dịch bệnh lây lan như hiện tại, chính sách này hợp lý trên nhiều phương diện và cũng là cách thức hợp lý nhất để giảm thiệt hại về cả nhân lực lẫn kinh tế.

    Không có người lao động thì lấy đâu ra sức sản xuất.

       
            Phân tích ảnh hưởng kinh tế do cúm Tây Ban Nha gây ra, các nhà nghiên kết luận rằng cách ly xã hội sẽ có lợi cho kinh tế về lâu dài - Ảnh 5.    
       
      
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày