Phát hiện bất ngờ: thềm băng Nam Cực có thể tạo ra giai điệu rùng rợn như nhạc phim kinh dị
Cắm headphone vào và lắng nghe giai điệu rùng rợn phát ra từ thềm băng tại Nam Cực
Bạn có biết rằng những tảng băng tại Nam Cực không yên ắng như bề ngoài của chúng không? Ngược lại, chúng còn có thể tạo ra âm thanh mà các nhà nghiên cứu gọi là “tiếng hát". Có điều đây không phải là tiếng hát mà bạn muốn nghe đâu vì nó mang đến cảm giác rất đáng sợ.
Hiện tượng “băng hát" này được tạo ra khi gió thổi qua bề mặt của những vùng đất phủ băng tuyết, mà ở đây chính là thềm băng Ross tại Nam Cực. Tần số phát ra là rất thấp so với ngưỡng mà con người nghe được, nhưng khi tăng lên 1.200 lần, bạn sẽ có được bản hoà âm rợn người của vùng đất băng giá vắng lặng.
Thềm băng Ross
“Giống như tiếng ai đó thổi sáo liên tục trên tảng băng”, nhà địa chất học và toán học Julien Chaput của trường Đại học Bang Colorado cho biết. Dưới đây là đoạn âm thanh khi đã được điều chỉnh để con người nghe được:
Âm thanh tạo ra bởi thềm băng Nam Cực
Tất nhiên là Chaput và nhóm của ông không đến tận Nam Cực để ghi âm cho bộ phim kinh dị nào đó, mục đích dự án nghiên cứu của họ là tìm hiểu về tính chất vật lý của thềm băng Ross, thềm băng lớn nhất Nam Cực và lớn nhất thế giới với kích thước gần bằng diện tích của cả nước Tây Ban Nha.
Bị tác động bởi hiện tượng nóng dần lên của Trái Đất, các thềm băng tại Nam Cực đang tan chảy và vỡ vụn rất nhanh, để hiểu hơn về các vấn đề trên thềm băng, Chaput và những nhà nghiên cứu trong nhóm đã đặt 34 bộ cảm biến địa chấn dưới lớp tuyết nằm trên lớp băng cứng của thềm băng Ross.
Cáp cấp điện cho các bộ cảm biến
Các cảm biến địa chấn sẽ đo cấu trúc của thềm băng từ cuối năm 2014 cho đến đầu năm 2017, và sau khi nhóm phân tích dữ liệu, họ nhận thấy lớp tuyết này liên tục di chuyển do sự tác động của sức gió.
“Chúng tôi nhận ra rằng thềm băng gần như sẽ 'cất tiếng hát' ở tần số âm thanh 5 Hz trở lên, như đang vui mừng bởi luồng gió thổi qua", Chaput chi sẻ.
Theo như các nhà nghiên cứu, sự rung động trong sức gió và sự thay đổi nhiệt độ đều ảnh hưởng đến lớp tuyết này và từ đó ảnh hưởng đến tần số âm thanh của thềm băng.
Nhà nghiên cứu Rick Aster
Nghiên cứu sự phát triển của những tác động này theo thời gian có thể giới chúng ta biết rõ hơn về cách mà các thềm băng phản ứng với nhiệt độ nóng lên quá nhanh của Trái Đất.
“Như lớp lông dày của voi ma-mút, phần tuyết trên thềm băng Nam Cực chính là lớp bảo vệ quan trọng trước tác động của quá trình biến đổi thời tiết", một nhà nghiên cứu cho biết. Sự tan chảy của lớp tuyết chính là nhân tố tác động mạnh nhất đến thềm băng và dẫn đến hiện tượng băng tan, mực nước biển dâng lên.
Đây chính là lúc mà những nghiên cứu bảo vệ thềm băng cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn bao giờ hết để chống lại một tương lai đen tối trong thế kỷ sắp đến.
Tham khảo: ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng