Khối u có khả năng "chiếm đoạt" các mạch máu của mô khỏe mạnh lân cận để lấy oxy và dưỡng chất.
Một nghiên cứu mới đây phát hiện ra ung thư tồn tại và kháng thuốc bởi chúng “chiếm đoạt” nguồn cung cấp máu từ các tế bào khác của cơ thể. Đây được coi là bước đột phá hứa hẹn mở ra nhiều phương pháp điều trị mới, làm cho khối u ít có khả năng kháng thuốc hơn.
Khối u cần nguồn cung cấp máu để phát triển
Trước đây, chúng ta đã biết được rằng khối ung thư cần có một nguồn cung máu liên tục để phân chia tế bào, phát triển lớn dần và lây lan. Vì vậy, hầu hết các khối u tự hình thành các mạch máu riêng của chúng, khai thác nguồn cung máu của cơ thể để thu nạp oxy và dưỡng chất.
Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ từ lâu đã sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn khối u tự chúng xây dựng lên mạch máu mới. Điều này nhằm bỏ đói khối u và cuối cùng đi đến cái chết của chúng. Nhưng rồi họ nhận thấy rằng các tế bào ung thư bắt đầu kháng các loại thuốc này và trở lại tăng trưởng sau vài tuần.
Bí mật cho đến nay mới được hé lộ bởi các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu Ung thư London, Anh Quốc, Họ phát hiện ra rằng các khối u đã tìm thấy một nguồn cung cấp máu dự phòng thay thế cho chúng.
Thay vì việc phải tự xây dựng các mạch máu cho riêng mình, khối u có khả năng "đánh cắp" hoặc "chiếm đoạt" các mạch máu lân cận thuộc mô khỏe mạnh của cơ thể. Các nhà khoa học tin rằng một khi thiếu nguồn cung máu cho chính mình, khối u phải thay đổi để thích nghi với điều đó bằng cách trở nên "hung hăng" hơn như vậy.
Tiến sĩ Andrew Reynolds, tác giả nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi là nhóm đầu tiên chỉ ra kết quả ung thư có thể thích nghi với các biện pháp điều trị bằng cách chiếm đoạt mạch máu của các mô lân cận, như là một cơ chế gây kháng thuốc”. Ông hi vọng nghiên cứu sẽ giúp thúc đẩy các loại thuốc mới giải quyết hiệu quả vấn đề này.
Phát hiện mới được biết đến sau quá trình nghiên cứu các khối u ung thư gan
Nhóm của Reynolds đã liên kết với các nhà khoa học tại Đại học Toronto để nghiên cứu vấn đề trên các con chuột bị ung thư gan. Họ muốn quan sát xem các loại thuốc sử dụng phổ biến để điều trị ung thư, chứa sorafenib đã bị đề kháng như thế nào.
Ban đầu, các khối u ở gan được quan sát thấy phát triển các mạch máu riêng của nó. Nhưng sau khi nhận điều trị với sorafenib, chúng chuyển sang chiếm đoạt các mạch máu khỏe mạnh lân cận của gan. Tiến sĩ Reynolds cho biết hiện nay đã có những loại thuốc để ngăn chặn điều này, nhưng chúng chưa sẵn sàng để thử nghiệm rộng rãi.
“Chúng ta có thể mường tượng ra một tình huống, khi có thể kết hợp hai phương pháp điều trị để tạo ra một cuộc tấn công kép vào các tế bào khối u. Một mặt ngăn chặn các mạch máu tự chúng phát triển, mặt khác không cho chúng chiếm đoạt các mạch máu ở vùng lân cận”, Reynolds cho biết.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện của họ không chỉ giới hạn trong căn bệnh ung thư gan. Nhiều loại ung thư khác cũng có thể mang cơ chế tương tự. Một số chuyên gia về ung thư vú cũng tin tưởng vào điều này.
Katie Goates, đến từ tổ chức Breast Cancer Now cho biết: “Phát hiện mới này cho biết làm thế nào khối u có thể kiểm soát các mạch máu lân cận để chống lại điều trị của chúng ta trong một số loại ung thư. Chúng tôi hi vọng rằng những kiến thức này có thể được khai thác và áp dụng vào điều trị, làm chậm di căn của ung thư vú. Cuối cùng, tính mạng của những phụ nữ mang căn bệnh khủng khiếp này có thể được giữ lại”.
Theo Dailymail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng