Phát hiện hố thiên thạch rộng 31 km tại Greenland, tạo thành bởi một cục sắt nặng 10 tỉ tấn từ trên trời rơi xuống
Hố thiên thạch mới được phát hiện lọt danh sách 25 hố lớn nhất Trái Đất, cùng lúc đó tự mình làm nên một danh sách mới: những hố thiên thạch được tìm thấy dưới một lớp băng.
- Chuyện gì sẽ xảy ra với tảng băng hình chữ nhật vuông thành sắc cạnh từng gây sốt của NASA?
- Làm thế nào mà tảng băng trôi vuông chằn chặn như thế này hả?
- Phát hiện ra băng trên Mặt Trăng, thêm yếu tố vững chắc mới để xây dựng căn cứ tại nhà của Chị Hằng
- Sinh vật 42.000 năm tuổi hồi sinh sau khi được rã đông khỏi băng vĩnh cửu
Người ta vừa phát hiện một hố thiên thạch khổng lồ nằm dưới thảm băng dày 800 mét tại Greenland. Hố sâu hiện ra cho thấy 12.000 năm trước, một tảng thiên thạch cấu tạo từ sắt đã đâm xuống với tốc độ 19 km/s.
Cú va chạm của khối thiên thạch ước tính 10 tỉ tấn đã tạo ra lượng năng lượng bằng 47 triệu lần quả bom nguyên tử Little Boy được thả xuống Hiroshima năm 1945. Chắc chắn nó đã làm tan một phần rất lớn băng trong khu vực, tạo ra sóng thần, quăng đất đã lên không tới một độ cao chưa rõ.
Với chiều rộng lên tới 31 km, hố thiên thạch mới được phát hiện lọt danh sách 25 hố lớn nhất Trái Đất, cùng lúc đó tự mình làm nên một danh sách mới: những hố thiên thạch được tìm thấy dưới một lớp băng.
"Có lẽ bạn phải về 40 triệu năm trước để thấy được một cái hố thiên thạch lớn mức này, đồng nghĩa với việc hố này hiếm có lắm, đây là một sự kiện ít thấy trong lịch sử Trái Đất", ông Kurt Kjær từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch, đặt tại Copenhagen, nói với The Guardian.
Từ hồi 2015, các nhà khoa học đã nghi ngờ có một hố thiên thạch khổng lồ tồn tại nơi đây, sau khi xem hình ảnh vệ tinh của sông băng Hiawatha do NASA cung cấp. Kjær nghi ngờ liệu có phải một tảng thiên thạch khổng lồ đã gây nên cái hố rộng lớn. Từ nghi ngờ đó, các nhà nghiên cứu bắt tay vào tìm hiểu sự tình.
Cùng lúc đó, các nhà khoa học tại Viện Alfred Wegener lại đang thử nghiệm một hệ thống radar xuyên băng, bằng camera nhìn xuống từ trên không. Tháng Năm năm 2016, các nhà nghiên cứu bay qua bầu trời khu vực Hiawatha và sử dụng radar dò tìm địa chất khu vực.
Họ tìm thấy những dấu vết không thể nhầm lẫn của một hố thiên thạch khổng lồ. Theo nghiên cứu được đăng tải trên Science Advances, vùng trũng sâu tới 300 mét.
Kurt Kjær đang thu thập mẫu vật.
Để có được bằng chứng sắt đá, đội ngũ nghiên cứu bay dọc sông băng, tới một vùng xa để thu thập trầm tích trôi ra từ khu vực hố thiên thạch. Giữa đống sỏi đá, họ tìm thấy dấu vết của khoáng thạch quartz sinh ra bởi chấn động, cùng nhiều vật chất khác chỉ xuất hiện khi có một vụ va chạm cực mạnh diễn ra. Phân tích mẫu vật cho thấy viên thiên thạch 10 tỷ tấn đâm xuống Trái Đất từ 12.000 năm trước có thành phần chính là sắt.
Cho tới thời điểm này, không có công nghệ nào có khả năng xác định chính xác tuổi của hố thiên thạch, nhưng với hiện trạng của nó, có thể khẳng định hố xuất hiện sau khi băng đã bao phủ kín Greenland, tức là thời điểm 3 triệu năm trước. Hình ảnh vệ tinh cho thấy bề mặt trên của hố băng rất bình thường, những lớp dưới có niên đại hơn 12.000 năm bị biến đổi rất mạnh, chất đầy những hòn đá tảng có kích cỡ tương đương xe tải.
Để trả lời được tất cả các câu hỏi, các nhà nghiên cứu hoặc sẽ phải đào xuyên qua 800 mét băng và thu thập mẫu vật về nghiên cứu kĩ càng, hoặc sẽ phải chờ cho tảng băng dịch chuyển, làm lộ ra hố thiên thạch khổng lồ.
"Ta đang sống tại Trái Đất, nơi bạn có thể khảo sát bất kì thứ gì và tự nhận mình biết mọi thứ", nhà nghiên cứu Kjær nói. "Nhưng khi bạn phát hiện ra có một thứ khổng lồ tới mức này đang trốn ngay trước mũi chúng ta, bạn sẽ nhận ra rằng kỉ nguyên khám phá còn lâu mới kết thúc".
Tham khảo The Guardian
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng