Phát hiện loài bọt biển ET trong "Khu rừng kỳ dị" ở Thái Bình Dương trông giống như một sinh vật ngoài hành tinh
Chúng thuộc lớp bọt biển hexapod (hay còn gọi là bọt biển thủy tinh ) và trông rất giống người ngoài hành tinh trong phim.
Loài bọt biển mới được tìm thấy dưới đáy biển sâu của Thái Bình Dương này được đặt tên là Advena magnifica hay "người ngoài hành tinh kỳ vĩ", chúng thuộc Lớp Bọt biển sáu tia (hay còn gọi là bọt biển thủy tinh, bọt biểnHexactinellida) và trông rất giống người ngoài hành tinh trong phim.
Một vài dặm sâu ở Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Hawaii, các nhà sinh học biển gặp một sinh vật khiến các chuyên gia cảm thấy hết sức kinh ngạc. Những sinh vật trông giống như đến từ không gian, không giống với bất kỳ sinh vật nào tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
Vào năm 2016, một nhóm các nhà thám hiểm đã thu thập được một mẫu sinh vật biển kỳ lạ. Mẫu này có vẻ là một loại bọt biển thủy tinh. Những sinh vật này bám vào một bề mặt cứng, làm mồi cho các vi khuẩn và sinh vật phù du nhỏ trong làn nước biển.
Nhưng miếng bọt biển thủy tinh này đặc biệt khác thường. Nó có một thân hình mảnh mai, giống như một thân cây đậu và một "cái đầu" khá lớn. Có một cái lỗ ở giữa đầu, trông giống như mắt của người ngoài hành tinh.
Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng nó là một loại bọt biển thủy tinh hoàn toàn mới. Mặc dù chúng được đặt tên là Advena magnifica nhưng các nhà khoa học vẫn thích gọi chúng là "bọt biển ET".
Năm 2017, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa con tàu Okeanos Explorer tham gia một chuyến thám hiểm. Cuộc thám hiểm biển sâu đã khám phá ra một khu vực thời tiền sử trải dài trên Thái Bình Dương Hawaii 2,4 km về phía đông.
Lịch sử của khu vực này có thể bắt nguồn từ kỷ Phấn trắng từ 65,5 đến 145,5 triệu năm trước, đây là đáy biển và là nhà của những loài sinh vật đặc biệt mà con người vẫn còn ít biết đến. Trong chuyến thám hiểm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng tàu lặn được vận hành từ xa để vẽ bản đồ đáy biển nhằm hiểu rõ hơn về hệ sinh thái dưới nước.
Ngoài việc xác định vị trí địa lý của đáy biển, nhóm nghiên cứu còn thu thập các mẫu sinh vật khác nhau từ san hô, hải quỳ, sao biển, động vật lưỡng cư, v.v. Trong số 73 mẫu sinh vật mà họ thu thập được, nhóm nghiên cứu nhận thấy khoảng 44 mẫu có thể là loài mới chưa được phát hiện trước đây. Cũng chính bởi lý do này mà khu vực đáy biển nói trên được đặt tên là "khu rừng kỳ lạ".
Trong số các loài mới mà đoàn thám hiểm phát hiện được có một sinh vật lạ tương tự như bọt biển và họ cho rằng đây là một khám phá mới, nhưng trên thực tế, đây chính là bọt biển ET đã được phát hiện trước đó 1 năm bởi một đoàn thám hiểm khác.
Vào năm 2016, đoàn thám hiểm biển sâu đã tiến hành một cuộc thám hiểm kéo dài 5 tiếng đồng hồ và thu thập các mẫu vật của sinh vật bọt biển thủy tinh này ở khu vực nằm cách Rãnh Mariana vài km về phía tây.
Những mẫu vật này đã được gửi đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Hoa Kỳ (NMNH) để các nhà nghiên cứu bảo quản và nghiên cứu thêm. Và Cristiana Castello Branco, một nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Hệ thống Thủy sản Quốc gia NMNH cũng chính là người phát hiện và đặt tên cho loại bọt biển mới này là Advhena magnifica.
Trong môi trường sống tự nhiên, những bọt biển này bám chặt vào đáy biển và phát triển hướng lên trên giống như hình dáng của giá đỗ. Nó có một thân dài cứng với phần đầu có lỗ xốp phía trên, trông giống như một đôi mắt đang nhìn chằm chằm vào người quan sát.
Cũng giống như các loại bọt biển thủy tinh khác, "cơ thể" của "bọt biển ET" chứa các hạt xốp silic có thể được tổng hợp thành một bộ xương. Những hạt xốp silic 6 cánh và bộ xương này cung cấp cho loại bọt biển này một diện mạo hết sức độc đáo.
Branco cho biết, cô đã nhanh chóng nhận ra rằng mẫu bọt biển đặc biệt này không giống với bất kỳ loài bọt biển nào từng được biết đến. Từ khi nhìn thấy mẫu lần đầu tiên đến khi đặt tên chính thức là cả một quá trình dài.
Mặc dù chúng ta không biết nhiều về những bọt biển dưới đáy biển sâu nhưng chúng ta biết rằng chúng rất phong phú, vì vậy thường có thể tìm thấy các loài mới. Để có thể biết được chúng có phải là một loài mới hay không, chúng ta cần phải sử dụng một loại kính hiển vi có độ phóng đại cực lớn để phân tích mẫu bọt biển. Các loại spicules và cấu trúc của chúng trong cơ thể rất khác nhau, và từ đó có thể phân biệt được chúng là loài mới hay không - spicules là chìa khóa để xác định loại bọt biển.
"Việc phát hiện ra các loài bọt biển sâu mới khá phổ biến, mặc dù các loài thuộc nhóm này rất đa dạng nhưng kiến thức của chúng ta về chúng còn khá hạn chế", Cristiana Castello Branco cho biết.
"Khi tìm thấy các chi hoặc loài mới, tất cả chúng tôi đều bổ sung một chút kiến thức về đa dạng sinh học biển của Trái Đất - đa dạng sinh học biển ở đây đề cập đến mọi thứ, từ vi khuẩn, nấm đến động vật không xương sống, cá hay động vật có vú và chim biển...Tất cả những sinh vật này đều rất phức tạp, bằng cách ghi lại và mô tả đa dạng sinh học biển, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống và tác động của con người lên Trái Đất".
Bọt biển là loài sinh vật có số lượng nhiều nhất dưới đáy đại dương và chúng có tác động rất lớn đến hệ sinh thái biển. Về bản chất, bọt biển là động vật ăn lọc, có thể duy trì sự cân bằng của vi sinh vật và các nhóm động vật, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa nitơ và cacbon trong đại dương. Do đó, việc nghiên cứu đa dạng sinh học bọt biển sâu cung cấp nền tảng cần thiết cho các quyết định quản lý môi trường và nghiên cứu điều tra sinh học trong tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng