Phát hiện một hóa thạch khủng long được bảo quản "đặc biệt tốt" ở Alberta, trông giống hệt như đang còn sống
Chúng ta không chỉ có những chiếc xương mà có cả một con khủng long ở đây.
Trước khi được lắp ráp thành hình thù có thể nhận ra được tại một bảo tàng, thì hầu hết các hóa thạch của khủng long đều trông giống như những hòn đá thông thường. Tuy nhiên, một hóa thạch khủng long Nodosauridae mới được phát hiện có niên đại 110 triệu năm tuổi, chắc chắn bạn sẽ không thể nhầm lẫn nó với một hòn đá.
Hóa thạch này mới được tiết lộ ngày 12 tháng 5 tại Bảo tàng Hoàng gia Cổ sinh học Tyrrell ở Canada, nó được bảo quản cực tốt và trông giống hệt một bức tượng. Thậm chí việc vô tình khám phá ra hóa thạch này còn đáng ngạc nhiên hơn, như đã được tiết lộ trong số ra tháng 6 của tạp chí National Geographic.
Vào ngày 21 tháng 3 năm 2011, Shawn Funk đang đào bới ở Thung lũng Thiên niên kỷ của Alberta với một cần cẩu, ông đã chạm vào “một thứ gì đó cứng hơn đá bình thường”. Khi tiến gần hơn để quan sát, thì đó là một thứ trông không giống bất cứ loại đá nào mà Funk từng thấy.
Những gì ông tìm thấy chính là một hóa thạch khủng long nặng 1.130 kg, ngay sau đó nó đã được chuyển tới viện bảo tàng ở Alberta, nơi các kỹ thuật viên giúp “quét dọn” phần đất đá không liên quan và các chuyên gia bắt đầu kiểm tra mẫu vật.
“Tôi không tin vào mắt mình, đó thật sự là một con khủng long”, Donald Henderson, người quản lý hóa thạch khủng long tại bảo tàng. “Khi chúng tôi lần đầu tiên nhìn thấy hình ảnh, chúng tôi đã bị thuyết phục rằng mình đang nhìn thấy một con Plesiosaur (một loài bò sát biển phổ biến hơn).”
Cụ thể hơn, theo Viện Smithsonian của Hoa Kỳ, đó là phần vỏ ngoài của một con Nodosaur, một “thành viên trong họ khủng long có gai ankylosauria”, những sinh vật từng lang thang trên Trái Đất trong kỷ Phấn trắng. Nhóm khủng long này có lớp vỏ ngoài cứng và nặng, chúng ăn thực vật, đi lại bằng bốn chân, trông giống như loài lai giữa thằn lằn và sư tử nhưng lại được bao phủ bởi một lớp vảy.
Cũng theo các nhà nghiên cứu tại Viện Smithsonian, không giống như những người họ hàng ankylosauria, khủng long Nodosaur không có những cái xương ở phần cuối đuôi (còn gọi là đuôi chùy), thay vào đó là các tấm áo giáp dày nằm dọc hai bên sườn và một cặp sừng dài 50 cm ở vai.
“Những sinh vật này giống như những chiếc xe tăng có bốn chân”, Ray Stanford, một nhà nghiên cứu khủng long.
Như đã viết trong National Geographic, mức độ bảo quản hóa thạch tốt như vậy hiếm khi xảy ra trong tự nhiên. Và theo một thông cáo mới, hóa thạch đặc biệt này dài 5,4 m và nặng khoảng 1.360 kg.
Caleb Brown, tiến sĩ nghiên cứu tại bảo tàng đã nói: “Chúng tôi không chỉ có một bộ xương, chúng tôi có một cả một con khủng long.”
Và lý do cho việc bảo quản đặc biệt tốt như vậy có thể là do một chuỗi những sự kiện may mắn kết hợp lại với nhau(đương nhiên, với con khủng long thì lại là một bi kịch).
Các nhà nghiên cứu tin rằng, con khủng long này có lẽ đang ở cạnh một dòng sông (có thể là để uống nước) và sau đó bị một cơn lũ quét cuốn xuống nước. Con khủng long chìm xuống đáy, nơi là khu mỏ mà hiện nay nó được tìm thấy. Tại đây, các khoáng vật nhanh chóng “thâm nhập vào da, lớp áo giáp và các bộ phận khác, đảm bảo con Nodosaur đã chết sẽ giữ nguyên được hình dạng như khi còn sống, y như một bức tượng đá sống cùng năm tháng”.
Tham khảo Sciencealert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng