Gần đây, các nhà khoa học Mĩ đã phát hiện ra một loài khủng long bạo chúa mới, xuất hiện vào khoảng 80 triệu năm trước và là một trong những loài thú ăn thịt lớn nhất mọi thời đại từng được con người biết đến.
Gần đây, các nhà khoa học Mĩ đã phát hiện ra một loài khủng long bạo chúa mới, xuất hiện vào khoảng 80 triệu năm trước và là một trong những loài thú ăn thịt lớn nhất mọi thời đại từng được con người biết đến. Những hóa thạch của loài khủng long này được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 2009 ở miền nam bang Utah, bao gồm xương sọ và một số bộ phận khác của cơ thể, hiện nay đang được lưu giữ tại Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Denver để phục vụ cho công tác nghiên cứu. Với những phát hiện này, các nhà khoa học hi vọng sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của tình hình thời tiết đến sự chấm dứt của thời đại khủng long.
Loài khủng long mới này được đặt tên là Lythronax argestes, có nghĩa là "chúa tể đẫm máu", đúng như sự hung dữ và tàn bạo của chúng. Chúng đứng trên hai chân, có chiều dài cơ thể khoảng 9 m và nặng khoảng 2,5 tấn. Nơi cư trú chủ yếu của loài khủng long này là lục địa Laramidia, một vùng đất được hình thành trên bờ biển phía tây của Bắc Mĩ.
Về mặt cấu tạo, khủng long Lythronax có phần mõm ngắn và hẹp, phần hộp sọ ở phía sau to dần và đôi mắt hướng về phía trước. Kiểu kết cấu giải phẫu này làm phía mặt chúng bị che bởi phần hộp sọ đằng sau, và cấu trúc hộp sọ lớn cho phép chúng ta ước đoán rằng, có thể chúng thông minh hơn các loài tổ tiên. Ngoài ra, cũng giống như những loài khủng long bạo chúa khác, chúng có những chiếc răng sắc nhọn và là loài động vật ăn thịt vô cùng hung dữ.
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Utah và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah, đây là loài Tyrannosaurus cổ xưa nhất từng được biết đến. Nó là họ hàng gần gũi với khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex – loài Tyrannosaurus trẻ nhất, sống vào khoảng 69 triệu năm trước. Mối quan hệ gần gũi này là bằng chứng cho thấy đàn khủng long trong quá khứ đã bị chia rẽ, và sự chia rẽ các nhánh trong họ Tyrannosaurus ắt hẳn phải xảy ra vào khoảng 80 triệu năm trước, sớm hơn so với những gì chúng ta từng ước đoán.
Theo các nhà khoa học, loài tyrannosaurus này có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài tyrannosaurus có mẫu hóa thạch được phát hiện ở phía nam Laramidia (ngày nay là Utah, Texas, New Mexico and Mexico) hơn là các loài có mẫu hóa thạch được tìm thấy ở phía bắc của lục địa cổ (ngày nay là Montana, Wyoming, bắc và nam Dakota và Canada). Nguyên nhân có thể do Lythronax và họ hàng của chúng bắt đầu quá trình tiến hóa riêng rẽ theo các hướng khác nhau khi Western Interior Sea (đại dương cổ bao quanh châu mĩ) còn chưa bị chia tách.
Các nhà khoa học cho rằng, hàng triệu năm trước, khi mực nước biển dâng cao chia cắt các đảo và vùng lân cận, dẫn đến sự cách li địa lý, và làm các quần thể khủng long phát triển theo các hướng khác nhau, dẫn đến sự hình thành nhiều loài trong họ tyrannosaurus đến vậy.
Trong 14 năm qua, các nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Utah, Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Denver và nhiều tổ chức khác đã khai quật được hóa thạch nhiều loài khủng long từ khu vực này. Những hóa thạch mới nhất của loài Lythronax hiện nay được trưng bài tại Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Denver.
Theo livescience.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng