Phát hiện siêu hố đen mới có kích thước gấp 12 tỷ lần Mặt Trời

    TVD,  

    Siêu hố đen này được phát hiện khi vẫn đang hoạt động rất mạnh mẽ, nó đang tạo ra một nguồn bức xạ nhiệt mãnh liệt xung quanh, với năng lượng gấp 1 triệu tỷ lần Mặt Trời.

    Một siêu hố đen với khối lượng gấp 12 triệu lần Mặt Trời và kích thước gấp 12 tỷ lần Mặt Trời vừa mới được phát hiện. Siêu hố đen này được phát hiện khi vẫn đang hoạt động rất mạnh mẽ, nó đang hút các vật chất xung quanh vào bên trong nó và tạo ra một nguồn bức xạ nhiệt mãnh liệt, với năng lượng gấp 1 triệu tỷ lần Mặt Trời. Nó giống như một ngọn hải đăng sáng nhất trong vũ trụ hiện nay.

    Siêu hố đen này được đặt tên là SDSS J0100 2802, cách Trái đất 12,8 tỷ năm ánh sáng. Nó được hình thành khoảng 900 triệu năm sau sự kiện Big Bang (thời điểm khai sinh ra vũ trụ). Như vậy là siêu hố đen này đã được sinh ra từ rất lâu, khi mà những thiên hà và các ngôi sao mới được hình thành. Tuy nhiên theo các nhà khoa học thì đây là khoảng thời gian quá sớm để một hố đen có thể hình thành, vì theo lý thuyết hiện tại một hố đen được sinh ra từ cái chết của một ngôi sao.

    An international team of scientists has discovered a supermassive black hole (shown in the artists impression above) at the centre of a distant quasar - an intensely powerful galactic radiation source

    Siêu hố đen SDSS J0100 2802 được hình thành từ thuở sơ khai của vũ trụ, nhưng vẫn hoạt động rất mạnh mẽ cho đến nay.

    Tiến sĩ Fuyan Bian, từ Đại học Quốc gia Australia là người đã phát hiện ra sự tồn tại của siêu hố đen này cho biết “Với những lý thuyết hiện tại, việc hình thành một hố đen khổng lồ trong khoảng thời gian ngắn như vậy là không thể”.

    Tiến sĩ Fuyan Bian cùng các đồng nghiệp của mình đã đo được thời gian hình thành của siêu hố đen này thông qua hoạt động của nó. Hố đen hút các vật chất xung quanh với tốc độ rất lớn mà khiến chúng phát ra bức xạ nhiệt và ánh sáng. Từ đó, các nhà khoa học đã đo độ căng của ánh sáng đỏ trong quang phổ và có kết quả là 6.30.

    The new object, named SDSS J0100 2802, is 12.8 billion light years from Earth and was formed 900 million years after the Big Bang, which gave birth to the universe. An artists interpretation of the Big Bang is shown

    Bức xạ phát ra xung quanh hố đen SDSS J0100 2802 là rất lớn, khiến nó giống như một ngọn hải đăng thắp sáng vũ trụ.

    Trong khi đó, chỉ có 40 chuẩn tinh trong vũ trụ có độ căng trên 6 và tất cả đều được hình thành vào thời kỳ sơ khai nhất của vũ trụ, đó là lúc vừa diễn ra vụ nổ Big Bang.

    Bên cạnh đó, hoạt động mạnh mẽ của siêu hố đen này cũng là một điểm rất đáng chú ý. Vì hầu hết các hố đen đều chỉ hoạt động mạnh trong thời kỳ mới hình thành và sau đó sẽ đến thời kỳ ổn định hơn. Điều này có thể giải thích do kích thước và khối lượng quá lớn của siêu hố đen khiến cho hoạt động của nó rất mạnh và kéo dài cho tới tận ngày nay.

    Mặc dù trong vũ trụ có rất nhiều ngôi sao và chuẩn tinh sơ khai, được sinh ra vào thời kỳ đầu của vũ trụ, tuy nhiên tất cả đều ở rất xa và khá mờ nhạt khiến cho việc quan sát rất khó khăn. Hố đen SDSS J0100 2802 chính là một điều rất đặc biệt, mà nhờ có bức xạ rất lớn khiến chúng ta có thể phát hiện sự tồn tại của nó. Các nhà khoa học hy vọng rằng thông qua việc quan sát và phân tích siêu hố đen sơ khai này, chúng ta sẽ hiểu thêm về sự hình thành của vũ trụ, cũng như tìm được câu trả lời cho câu hỏi muôn thuở của vật lý vũ trụ “Vũ trụ được tạo ra như thế nào?”.

    Tham khảo: dailymail

    >>10 sự thật kinh ngạc về hố đen trong vũ trụ (Phần II)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày