Phát hiện 'siêu Trái Đất' có nhiệt độ trung bình chỉ 22℃, giấc mơ di cư của loài người liệu có thực sự thành hiện thực?
Là một trong nhiều siêu Trái Đất có khả năng hỗ trợ sự sống- lần đầu tiên được quan sát bởi Kính viễn vọng Không gian Kepler của NASA vào năm 2009.
- Tại sao sợi mì ăn liền lại có dạng xoăn và lượn sóng?
- Người phụ nữ mất mạng vì thử lòng trung thành của chó cưng
- Phát hiện của các nhà nghiên cứu ở châu Âu: Loài chim đã sử dụng gai chống chim để làm tổ
- Bí ẩn của Tam giác Alaska và sự mất tích của hơn 20.000 người
- Các nhà khoa học cho rằng có sự tồn tại những nền văn minh ngoài Trái Đất, nhưng tại sao chúng ta không thể tìm thấy họ?
Từ khi loài người được sinh ra với trí thông minh, chúng ta đã không ngừng khao khát bầu trời đầy sao bao la, liệu có những nền văn minh khác giữa vô số những vì sao trên bầu trời, con người có thực sự cô đơn trong vũ trụ?
Lúc đầu, hầu hết các nhà khoa học đều tin rằng không có nền văn minh ngoài hành tinh trong vũ trụ, nhưng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, vũ trụ quan sát được của con người ngày càng rộng lớn hơn.
Sau nhiều lần làm mới nhận thức của họ, hầu hết các nhà khoa học hiện nay đều đồng ý rằng có thể có những nền văn minh ngoài Trái Đất trong vũ trụ - có hơn 1 tỷ thiên hà trong vũ trụ, về mặt xác suất, số lượng nền văn minh ngoài hành tinh có thể sẽ lớn đến đáng kinh ngạc.
Sau rất nhiều năm được các nhà khoa học quan sát, cho đến nay nhân loại đã phát hiện hơn 4.000 "siêu Trái Đất". Trên thực tế, cái gọi là "siêu Trái Đất" là chỉ một siêu hành tinh, tương tự như Trái Đất về môi trường, nhưng khối lượng của nó cao hơn Trái Đất.
Nhân loại không ngừng tìm kiếm siêu Trái Đất vì nhiều lý do khác nhau, nhưng nổi bật nhất là mong muốn khi Trái Đất bên bờ diệt vong, chúng ta vẫn có thể di chuyển đến một nơi khác để tiếp tục sinh sôi nảy nở.
Dù sao thì môi trường Trái Đất hiện tại cũng đang ngày càng trở nên tồi tệ, và nếu con người không thể tiến vào sâu trong không gian và di cư đến ngôi nhà thứ hai của mình trước khi Trái Đất bị hủy diệt, con người sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đi theo Trái Đất và biến mất trong thời gian dài của dòng sông lịch sử.
Siêu Trái Đất Kepler-22b
Kepler-22b là một trong nhiều siêu Trái Đất được nhân loại phát hiện, lần đầu tiên được quan sát bởi Kính viễn vọng Không gian Kepler của NASA vào năm 2009. Nhà khoa học phát hiện ra nó tên là William Burrucci.
Theo dữ liệu mà William quan sát được, Kepler-22b nằm trong chòm sao Cygnus, cách Trái Đất khoảng 638 năm ánh sáng, có đường kính gấp 2,4 lần Trái Đất và chu kỳ quay vòng là 290 ngày Trái Đất.
Những yếu tố này chưa đủ để được đánh giá là "có thể sống được", các yếu tố khác như khoảng cách giữa Kepler-22b và ngôi sao chủ, cũng như nhiệt độ và tuổi thọ của ngôi sao,... cũng được tính đến.
Các nhà khoa học đặt tên cho ngôi sao chủ của Kepler-22b là "Kepler-22". Để so sánh dữ liệu, khối lượng của Kepler-22 nhỏ hơn 3% so với khối lượng của Mặt Trời và thể tích của nó nhỏ hơn 2%. Hơn nữa, Kepler-22 là một ngôi sao lùn màu vàng có cùng nhiệt độ với Mặt Trời của chúng ta. Có thể thấy, điều kiện tự nhiên của Kepler-22 rất giống với Mặt Trời và Kepler-22b được tính toán là có tuổi thọ 4 tỷ năm.
Tuy nhiên, do khối lượng và thể tích của Kepler-22 nhỏ hơn Mặt Trời nên nếu khoảng cách giữa Kepler-22b và ngôi sao chủ xấp xỉ bằng khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất thì nhiệt độ của Kepler-22b sẽ thấp hơn nhiệt độ trung bình của Trái Đất, và điều này có thể sẽ không có lợi cho sự sống.
Tuy nhiên, thông qua nhiều quan sát, nghiên cứu và tính toán, các nhà thiên văn học đã tính được khoảng cách giữa Kepler-22b và ngôi sao chủ - chỉ bằng 85% khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất, điều đó có nghĩa là nhiệt độ bề mặt trung bình của Kepler-22b có thể là 22°C, tức là tương tự như Trái Đất, và nhiệt độ này thích hợp với nước ở thể lỏng, đồng thời hành tinh này có thể là “ngôi nhà thứ hai” lý tưởng của chúng ta.
Chính vì điều này, vào tháng 12 năm 2011, NASA đã chính thức tuyên bố rằng "Kepler-22b là hành tinh đầu tiên trong vùng có thể ở được của một ngôi sao giống Mặt Trời trong dự án Kepler", nhưng một số nhà khoa học đã đặt câu hỏi rằng nếu Kepler-22b không có bầu khí quyển thì sao? Nếu điều này là thật thì nhiệt độ bề mặt của nó chỉ là -11°C, tuy nhiên, các nhà khoa học đã đánh giá sau khi kết hợp dữ liệu quan sát và nhận thấy rằng Kepler-22b có bầu khí quyển là tương đối cao.
Làm thế nào con người đến được Kepler-22b?
Nếu tính theo tốc độ của tên lửa hiện tại của nhân loại - 10km/s, con người phải mất hơn 18 triệu năm mới chạm tới được Kepler-22b, và khoảng thời gian này là quá dài đối với nhân loại.
Tàu vũ trụ nhanh nhất hiện nay được nhân loại phát triển là Tàu thăm dò Mặt Trời Parker của NASA, khi đến gần Mặt Trời hơn, tốc độ của "Parker" có thể đạt tới khoảng 692.000 km/h, tương đương khoảng 192 km/s, với tốc độ này, nó sẽ mất khoảng 1 triệu năm để đến được Kepler-22b.
Và theo thời gian này, nhân loại có thể sẽ tuyệt chủng bên ngoài không gian trước khi đặt chân đến Kepler-22b.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng