Một nghiên cứu mới cho thấy chủng vi khuẩn có thể tiêu diệt mầm bệnh ở phổi của loài chuột.
Kháng thuốc kháng sinh là một trong những vấn đề quan trọng nhất đe dọa đến sức khỏe cộng đồng trong thời đại của chúng ta, với hơn 700.000 ca tử vong mỗi năm do các chủng vi khuẩn kháng thuốc của bệnh lao, sốt rét và HIV/AIDS. Nếu không có các phương pháp mới để tiêu diệt những vi khuẩn đột biến nhanh này, sẽ có khoảng 50 triệu người có thể chết mỗi năm do nhiễm trùng kháng thuốc vào năm 2050.
“Nếu không có loại kháng sinh hiệu quả, chúng ta sẽ bị quay ngược trở lại vào khoảng giữa những năm 1800,” Robert J.Mitchell, một giáo sư vi khuẩn học và nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan tại Hàn Quốc. Mitchell là một trong số ít các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về một loại vi khuẩn đặc biệt có tên là “vi khuẩn ăn thịt”, chúng có thể săn đuổi và tiêu diệt các loại vi khuẩn kháng thuốc trong cơ thể người bệnh.
Theo một bài báo, loại vi khuẩn này còn được gọi là vi khuẩn “ma cà rồng” do thói quen bám lên những loại vi khuẩn khác và hút hết nội tạng của chúng. Loại vi khuẩn này đã được thử nghiệm thành công khi cho chúng săn đuổi và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở phổi của những con chuột. Tác giả của bài báo là Daniel Kadouri thuộc trường Y Rutgers, đã đưa ra các bằng chứng thuyết phục rằng loại vi khuẩn ma cà rồng có thể trở thành vũ khí hữu hiệu chống lại mối đe dọa từ siêu vi khuẩn.
Vi khuẩn ăn thịt được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1962, được mô tả là một loại vi khuẩn bơi nhanh tấn công và ăn các loại vi khuẩn khác. Chúng được tìm thấy ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên, trong đất, đại dương, sông, hồ và thậm chí là trong ruột người. Các chủng vi khuẩn ăn thịt trong các nghiên cứu như của Mitchell và Kadouri được gọi chung là BALOS.
“Những vi khuẩn này có khả năng xâm nhập vào màng đôi của vi khuẩn Gram âm, đi vào trong con mồi và tiêu hóa nó từ trong ra ngoài,” Mitchell nói. Sau khi hút hết một bữa ngon, BALOS sử dụng năng lượng để nhân lên. “Chúng có thể tạo nên bất cứ thứ gì chỉ với 2 đến 7 con cháu từ một con mồi duy nhất.”
Các nhà khoa học chưa có đủ hiểu biết về vi khuẩn ăn thịt để “lập trình” những kẻ đói khát này nhắm vào các mục tiêu cụ thể. Mitchell giải thích, kỹ thuật tốt nhất hiện nay là xác định hành vi của các loại vi khuẩn ăn thịt, sau đó tìm kiếm “hương vị” phù hợp đối với từng loại bệnh. Khi cách ly vi khuẩn ăn thịt, các nhà nghiên cứu phải cho chúng ăn hàng ngày để giữ chúng sống và tái sinh sản. Sau đó là thời gian để chúng “tự do” với các mầm bệnh.
Thử nghiệm ở chuột Kadouri là lần đầu tiên sử dụng vi khuẩn ăn thịt để chữa bệnh trên động vật có vú. Trước đó là các thử nghiệm trên cá và gà. Hi vọng một ngày nào đó có thể thử nghiệm loại vi khuẩn ăn thịt này trên con người. Trước đây vài năm, cả Mitchell và Kadouri đã chứng minh trong các nghiên cứu của họ rằng BALOS không đe dọa đến các tế bào của con người.
“Một trong các trở ngại lớn nhất trong việc thử nghiệm trên người, hơn cả sự phê chuẩn của liên bang, chính là tâm lý,” Mitchell nói, “Đó là những gì chúng ta sẽ nói với người bệnh ‘Này, chúng tôi sẽ kháng khuẩn cho anh bằng cách cấy vi khuẩn vào người anh.’”.
Một điều quan trọng nữa là những ảnh hưởng lâu dài của loại vi khuẩn ăn thịt ở bên trong cơ thể. Liệu chúng sẽ tồn tại và trở thành một phần trong số các loại vi khuẩn trong cơ thể? Và đó là tốt hay xấu? Mitchell và các đồng nghiệp vẫn đang đi tìm câu trả lời.
Trong khi chờ đợi, cộng đồng y tế thế giới đang trong tình trạng báo động cao. Tháng 9 vừa qua, Liên Hợp Quốc đã tổ chức một hội đồng toàn thể về vấn đề kháng kháng sinh. Phát biểu tại hội đồng, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Margaret Chan đã cảnh báo việc thiếu các phương pháp chữa trị mới có thể dẫn đến một kỷ nguyên kháng kháng sinh đáng sợ.
Tham khảo Seeker
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng