Phát minh đột phá thường đến từ người cần mẫn, có học thức chứ không phải những thiên tài bỏ học

    Quân Nguyễn,  

    Những câu chuyện về thiên tài đi ngược với truyền thống chỉ là ngoại lệ.

    Những câu chuyện về Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Bill Gates, và nhiều hơn nữa những phiên bản Thung lũng Silicon của Giấc mơ Mỹ. Một thiên tài đầy cảm hứng đi ngược lại với truyền thống, bỏ ngang lưng đại học và bắt đầu một công ty siêu sao khiến cho cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới phải rung động.

    Bài học rút ra từ những câu chuyện đó là sự sáng tạo đến từ những việc đối đầu với chuẩn mực nhất định. Nhưng sự đối đầu đó chỉ là ngoại lệ, chứ chẳng phải thường lệ.

    Tổ chức Sáng tạo và Công nghệ thông tin (ITIF), một nhóm chuyên gia tại DC, đã khảo sát 923 nhà phát minh công nghệ tại Mỹ - tập trung vào những người đã thắng những giải thưởng quốc gia với phát minh của mình, hay có những đóng góp khá lớn trong khoa học và kỹ thuật. Và nó đã tìm ra rằng hầu hết những nhà phát minh tại Mỹ là những người bỏ học thiên tài? Thực ra là ngược lại.

    Hầu hết các nhà phát minh đã có hàng năm trời kiến thức học tập trong đầu; 80% có ít nhất một học vị cấp cao, và 55% có bằng tiến sĩ trong nhóm STEM (khoa học, công nghệ, toán học và kỹ thuật). Nhìn chung, 923 nhà phát minh trong cuộc khảo sát này có tới 1075 học vị. Hơn nữa: tuổi trung bình của họ là 47, và hầu hết đều dành nhiều năm làm việc trong các công ty lớn - chứ không hề mạnh dạn sải bước tiến vào hàng ngũ ưu tú của Thung lũng Silicon khi còn trẻ tuổi, cách mà những câu chuyện kể về Zuckerberg hay Jobs muốn bạn nghĩ tới.

    Những "truyền thuyết đầy tính biểu tượng" như vậy đơn giản không hề xuất hiện trên diện rộng, Adam Nager và Rob Atkinson, đồng tác giả của báo cáo này, nói với Quartz.

     Tỉ lệ người nhập cư trong dân số và trong các nhà phát minh tại Mỹ.

    Tỉ lệ người nhập cư trong dân số và trong các nhà phát minh tại Mỹ.

    Hơn một phần ba những người được khảo sát không sinh ra tại nước Mỹ - cao hơn nhiều so với tỉ lệ trong dân số nói chung - và 10% khác có ít nhất một cha mẹ sinh ra ở ngoài nước Mỹ. Châu Âu, Ấn độ, và Trung Quốc là quê hương của hầu hết những nhà phát minh nhập cư tại Mỹ.

    Đáng tiếc là, ITIF thấy rằng phụ nữ (chỉ chiếm khoảng 12% số lượng nhà phát minh) và thiểu số của các nhà phát minh (8% những ai sinh tại Mỹ) là phù hợp với những định kiến trong ngành công nghiệp công nghệ cao.

    Tất cả những điều trên gợi ý rằng con đường thành công tại Mỹ, ít nhất là trong công nghệ, vẫn luôn giữ vững được truyền thống: đặc biệt là truyền thống về những người nhập cư làm việc chăm chỉ, luôn tự tiến bước - và cùng hợp tác - trên nấc thang học thức. Đối với tất cả những khát vọng tiến về phía trước của thế giới công nghệ Mỹ, những số liệu thống kê nhân khẩu học dẫn đầu của họ vẫn đang đi theo hướng rất an toàn.

    Theo Qz.

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày