Phụ nữ giỏi đang phải đông lạnh trứng vì khó tìm chồng, chuyên gia khuyên họ bớt "kén chọn"
Nếu không đông lạnh trứng, thời gian cuối cùng sẽ lấy đi thiên chức và cơ hội làm mẹ của họ.
Ngày càng có nhiều phụ nữ giỏi, tốt nghiệp đại học nhưng lại không tìm được tấm chồng ưng ý. Xu hướng này được phản ánh trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, Mỹ và Israel. Nó chỉ ra một tỷ lệ lớn phụ nữ đang tuyệt vọng, đến nỗi phải đi đông lạnh trứng.
Những người phụ nữ có trình độ học vấn cao sẵn sàng trả 5.000 Bảng Anh, tương đương gần 150 triệu VNĐ, để gìn giữ khả năng sinh sản. Họ được nhắc đến trong nghiên cứu bằng cụm từ “phụ nữ dư thừa”, giữa một thế hệ “đàn ông mất tích”.
Theo các nhà nghiên cứu, vấn đề của những phụ nữ này là việc họ không thể tìm cho mình một người đàn ông xứng tầm, những người có trình độ học vấn và sự nghiệp tương đương mình.
Xu hướng chủ đạo cho thấy nam giới học đại học còn ít hơn cả phụ nữ. Bởi vậy, các chuyên gia nói rằng phụ nữ giỏi muốn lập gia đình nên cởi mở hơn và bớt "kén chọn".
Ngày càng có nhiều phụ nữ giỏi, tốt nghiệp đại học nhưng lại không tìm được tấm chồng ưng ý
Những người phụ nữ giỏi bị “dư thừa"
Phát hiện được chỉ ra từ một nghiên cứu có sự tham gia của 150 phụ nữ, những người đã thực hiện thủ tục đông lạnh trứng tại các phòng khám sản khoa ở Anh.
Marcia Inhorn, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Yale nói về những phụ nữ này: “Không có đủ sinh viên tốt nghiệp đại học cho họ. Nói một cách đơn giản, đây là vấn đề dư thừa phụ nữ học vấn cao”.
Ở Trung Quốc, người ta gọi những phụ nữ này là Sheng nu (thặng nữ) nghĩa là “gái ế”, “gái thừa”, “phụ nữ không được dùng đến”. Nghe có vẻ miệt thị và nhẫn tâm, nhưng về mặt nhân học, đó đúng là tình trạng thừa phụ nữ và thiếu hụt nam giới.
Nhận định về tình trạng này đang diễn ra cả ở Anh Quốc, giáo sư Geeta Nargund, giám đốc trung tâm sinh sản Create Fertility cho biết:
“Một phần, chúng ta phải vui mừng vì ngày càng có nhiều phụ nữ học đại học và được giáo dục cao. Nhưng đi đôi với nó thì xã hội đang phải đối mặt với một hiện trạng, khi nói đến việc xây dựng gia đình. Đó là những người phụ nữ khó tìm được người đàn ông có cùng trình độ học vấn với mình”.
“Những người phụ nữ thường xuyên thổ lộ với chúng tôi rằng, họ đông lạnh trứng vì những người đàn ông cảm thấy lép vế với sự thành công của họ, và cả hai không muốn xây dựng gia đình cùng nhau”.
Ở Trung Quốc, người ta gọi những phụ nữ ấy là Sheng nu nghĩa là "thặng nữ" hay “gái thừa, gái ế”
Đông lạnh trứng là phương án bảo hiểm khôn ngoan
Ở các nước phương Tây, số lượng phụ nữ thực hiện đông lạnh trứng đang tăng vọt. Thủ tục này được coi là một chính sách bảo hiểm khôn ngoan, giúp họ đánh bại được chiếc đồng hồ sinh học của cuộc đời. Bởi sớm muộn, tuổi tác sẽ ngăn cản phụ nữ mang thai trong khi họ còn đang chật vật đi tìm tấm chồng ưng ý.
Nghiên cứu mới nhất đã kiểm tra 150 người phụ nữ. Hơn 90% trong số đó nói rằng họ hoãn sinh nở, thực ra, chẳng phải vì tập trung cho việc học hành hay sự nghiệp. Thay vào đó, họ đang tuyệt vọng giữ gìn khả năng có con của mình, vì tới giờ còn độc thân và không có một người đàn ông nào để kết hôn cùng.
Nếu không đông lạnh trứng, thời gian cuối cùng sẽ lấy đi thiên chức và cơ hội làm mẹ của họ.
Các tác giả nghiên cứu cho biết số lượng phụ nữ tốt nghiệp đại học đang nhiều hơn cả nam giới. Trong nhóm nghiên cứu có tới 80% những người phụ nữ học vấn cao không thể tìm ra một người đàn ông xứng tầm, sẵn sàng cam kết cùng họ xây dựng gia đình.
Ở các nước phương Tây, số lượng phụ nữ thực hiện đông lạnh trứng đang tăng vọt
Số lượng nữ cử nhân đại học nhiều hơn cả nam giới
Năm ngoái, số liệu thống kê ở Anh cho thấy số nữ sinh ở độ tuổi 18 đỗ đại học nhiều hơn 30.015 người so với nam giới. Con số chỉ ra tỷ lệ nữ/nam đỗ đại học là 56/44.
Cho đến năm 2014, 3.676 phụ nữ ở Anh đã lựa chọn đông lạnh trứng của họ. Các chuyên gia nói rằng thủ tục bây giờ đang phổ biến hơn bao giờ hết. Xét trên tổng dân số năm 2016, có tới 36,8% phụ nữ Anh quyết định học đại học. Con số ở nam giới chỉ là 27,2%.
Chênh lệch giới tính trong giáo dục đại học hiện nay đã trở thành vấn đề lớn tương đương khoảng cách giàu nghèo. Nó được mô tả là một “sự bất bình đẳng đáng lo ngại”.
Vấn đề chênh lệnh giới tính này có thể đã bắt nguồn từ lâu. Và bây giờ, chúng để lại một hậu quả mà những người phụ nữ ngoài 30 phải đối mặt.
Năm 2000, 54% sinh viên đại học là nữ. Bây giờ, họ đã đặt tới độ tuổi 35-38. Năm 2005, thống kê quốc gia của Vương quốc Anh cho thấy 57% sinh viên là nữ. Nhóm này bây giờ cũng đã bước sang tuổi 30-33.
Số lượng nữ cử nhân đại học bây giờ còn nhiều hơn cả nam giới
Chuyên gia khuyên phụ nữ giỏi bớt kén chọn
Khi nghĩ đến hướng giải quyết tình trạng xã hội này, giáo sư Inhorn nói: “Có lẽ phụ nữ cần sẵn sàng và cởi mở hơn trong suy nghĩ về mối quan hệ với một người đàn ông có trình độ học vấn thấp hơn. Hoặc cũng có thể chúng ta cần phải làm một điều gì đó cho các chàng trai, giúp họ có được khởi đầu tốt đẹp".
Giáo sư Simon Fishel, người sáng lập Care Fertility, thì nói: Về mặt nhân học, chúng ta luôn luôn tìm kiếm những người có cùng quan điểm. Bởi vậy, không khó để hiểu cho những người phụ nữ giỏi dang cũng đang kiếm tìm một người đàn ông có cùng trình độ học vấn, sự nghiệp và thành đạt.
"Họ chắc chắn hỏi về điều đó lúc tìm kiếm một người hiến tinh trùng (hoặc trứng), vì vậy, nó có thể cũng đúng khi họ tìm kiếm một người chồng thực sự”, ông nói.
Vấn đề của những người phụ nữ giỏi, bị lạc lại giữa thế hệ những "người đàn ông mất tích" là thực trạng đáng buồn. Thế nhưng, ít nhất, nó cũng nói lên một điều khả quan. Rằng phụ nữ bây giờ cũng ý thức nhiều hơn về chiếc đồng hồ sinh học bên trong cơ thể mình. Họ vẫn rất trân trọng thiên chức làm mẹ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng