Phụ thuộc quá nhiều vào Apple và màn LCD, Japan Display đang “ngậm trái đắng” vì thua lỗ, có thể sẽ phải nhờ giải cứu
Japan Display nhiều khả năng sẽ nhận gói cứu trợ trị giá 723 triệu USD từ một số công ty Đài Loan và Quỹ Silk Road của Trung Quốc trong bối cảnh màn hình LCD trên iPhone dần bị thất thế.
Hồi tháng 12/2018, doanh số iPhone XR suy yếu tại nhiều thị trường khiến sản lượng cung ứng màn LCD của Japan Display, đối tác cung cấp màn LCD hàng đầu cho Apple suy giảm tới 30%.
Tưởng chừng iPhone XR sẽ trở thành bản hợp đồng béo bở, cứu cánh cho tình trạng thua lỗ kéo dài suốt 4 năm liên tiếp. Nhưng không, mọi thứ dường như lại càng tồi tệ hơn với hãng sản xuất màn hình Nhật Bản khi iPhone XR xuất hiện.
Nếu không sớm được viện trợ thêm vốn, Japan Display, đối tác cung ứng màn hình LCD của Apple có nguy cơ sẽ thua lỗ nghiêm trọng và dẫn tới phá sản. Hiện doanh số bán tấm nền LCD cho iPhone chiếm tới 80% doanh thu của Japan Display trong năm 2017. Nói cách khác sự sống còn của Japan Display phụ thuộc rất nhiều vào doanh số iPhone.
Thế nhưng kể từ khi Apple dần chuyển đổi các dòng iPhone dùng màn LCD sang OLED, doanh số của nhiều model iPhone LCD đang có xu hướng giảm dần. Điều này khiến Japan Display lâm vào thế khó khi Apple liên tục cắt giảm các đơn hàng mua màn LCD.
Doanh số iPhone XR thấp hơn dự kiến là một phần nguyên nhân khiến doanh thu của Japan Display sụt giảm
Trái lại, Apple đang chọn tấm nền OLED của Samsung cho các model iPhone mới. Nếu không có gì thay đổi, thế hệ iPhone 2019 thậm chí sẽ không dùng màn LCD nữa. Điều này chắc chắn sẽ là một "thảm họa" lớn đối với một công ty lệ thuộc phần lớn vào Apple như Japan Display.
Đứng trước tình thế nguy hiểm, Japan Display chắc chắn sẽ phải chuyển mình ngay từ lúc này. Chỉ có điều với một công ty đang thua lỗ thì việc xoay vốn để đầu tư tiếp là điều gần như không thể. Đó là lý do Japan Display phải cầu cạnh tới những nguồn vốn bên ngoài.
Nhà sản xuất tấm nền TPK của Đài Loan và Quỹ Silk Road của Trung Quốc đang có ý định sẽ "giải cứu" Japan Display với khoản đầu tư 723 triệu USD. Bù lại khoản trợ giúp này, các bên sẽ lấy 30%-50% cổ phần của công ty.
Nếu Japan Display chấp nhận sự trợ giúp này, đây sẽ là hai nhà đầu tư chiến lược và quan trọng nhất của hãng sản xuất màn hình Nhật Bản. Hiện tại tổ chức INCJ thuộc chính phủ Nhật Bản đang sở hữu tới 25,3% cổ phần tại Japan Display.
Mọi thông tin xoay quanh thỏa thuận trên hiện vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên theo một số nguồn tin, Japan Display đang tích cực tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng để đảm bảo có được một khoản trợ giúp ngắn hạn. Thỏa thuận được cho sẽ công bố vào cuối tháng 3/2019.
Mới đây, CTO (Giám đốc công nghệ) của Japan Display, ông Kazutaka Nagaok khẳng định, công ty buộc phải tìm ra nhiều giải pháp khác nhau để tạo doanh thu và tồn tại thay vì chỉ tập trung cho màn hình. Để thực hiện mục tiêu trên, công ty đã chuyển 1/3 nhân viên sang bộ phận phát triển cảm biến trong năm 2018.
Tham khảo Reuters
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng