Đây là một trong những hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp được ghi lại bởi các nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới. Những đám khỏi khổng lồ bốc lên bầu trời trong một vụ phun trào núi lửa bị xé toạc bởi những tia sét ngang dọc trên bầu trời.
Những bức hình tuyệt đẹp được chụp bởi nhiếp ảnh gia Francisco Negroni khoảnh khắc hiếm hoi khi những tia sét đánh trúng núi lửa Puyehue-Cordón Caulle ở Chile.
Núi lửa Cordón Caulle thức giấc ngày 4/6/2011 và vẫn còn phun trào cho đến ngày nay mặc dù nó đang bước vào giai đoạn hấp hối.
Tuy nhiên, hậu quả mà đợt phun trào dung nham này đã gây nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế và môi trường ở Chile, Argentina và Uruguay.
Ở góc độ nghệ thuật thì cảnh tượng này vô cùng lý thú và không thể bỏ qua.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được nguyên nhân xuất hiện những tia sét khổng lồ mỗi khi núi lửa hoạt động.
Có giả thuyết cho rằng số lượng tro bụi quá lớn được giải phóng cùng một lúc với tốc độ cao đã cọ xát và tích điện mạnh đến mức tạo thành tia sét.
Những dòng dung nham có thể đạt hơn 1.250 độ C và lớp khói bụi bị hất tung lên độ cao tới 15 km, trung bình sẽ có 140 triệu mét khối khí bụi được giải phóng.
Dãy núi lửa Puyehue-Cordon-Caulle cách thủ đô Chile về phía Nam khoảng 870km. Tro bụi của dãy núi lửa phủ đen bầu trời lan sang cả nước láng giềng Argentina.
Một bức ảnh đẹp về hiện tượng núi lửa phun trào ở dãy Puyehue-Cordon Caulle, Chile.
Những đám bụi khổng lồ sẽ bao trùm khắp Nam Mỹ trong cả tuần lễ
Martin Uman, chuyên gia sét tại ĐH Florida ở Gainesville cho rằng những luồng sét không giống giông bão thông thường.
Những phân tử nước, băng, đá nóng chảy tương tác với các phần tử mang điện trong tro núi lửa và tạo ra cảnh tượng ngoạn mục
Khoảng khắc tuyệt đẹp như một trận đánh giữa những vị thần sấm sét và thần lửa
Càng nhiều bụi giải phogs vào không khí thì càng nhiều sét được sinh ra. Trung bình cứ 15 phút lại có một đợt sét đánh cực đại