Pin xe điện "Made in China" sẽ có mặt khắp mọi nơi - Vì sao?
CATL là đơn vị cung cấp pin xe điện có thị phần lớn nhất thế giới. CATL vừa có động thái khiến thị phần của hãng sẽ tiếp tục nở to.
- VinFast VF8 bàn giao cho khách hàng Mỹ từ ngày 1/3/2023
- Thời thế thay đổi thật rồi: Nhà sản xuất ô tô khổng lồ từ Mỹ phải mua giấy phép của Trung Quốc để sản xuất pin
- Đòi cạnh tranh với cả Honda Vision và VinFast Vento S, mẫu xe máy điện mới giá từ 26 triệu đồng có gì hot?
- Xe điện chai pin chỉ đi được 40km, chủ nhân độ ngược về động cơ xăng cho bõ tức
Trên một chiếc xe điện, pin là bộ phận đơn lẻ có giá trị cao nhất. Pin cũng là bộ phận khiến xe điện có giá thành thường cao hơn so với một chiếc xe xăng cùng loại. Dù đã cố gắng tối ưu pin để cắt giảm chi phí, nhưng vấn đề từ chuỗi cung ứng làm pin chưa giảm nên giá trị của pin vẫn cao, khiến cho xe điện vẫn chưa thực sự trở thành một sản phẩm phổ thông.
Mới đây, nhà cung cấp pin lớn nhất thế giới, Contemporary Amperex Technology - CATL, đã có một động thái khiến cả ngành xe choáng váng.
Cụ thể, CATL đã đưa ra thông báo giảm giá pin cho các hãng xe điện Trung Quốc. Theo nguồn tin bí mật của Reuters, CATL chủ động cắt giảm giá pin cho những mẫu xe điện nội địa cỡ nhỏ. Thông báo cắt giảm giá pin của CATL còn cho thấy rằng giá thành Lithium Carbonat (Li2CO3) đã giảm một nửa.
CATL có thể cắt giảm giá pin giữa bão tăng giá pin trên toàn cầu cho thấy lợi thế của hãng trong việc đầu tư vào khai thác quặng và tinh chế Lithium. Nếu như Tesla gần đây cắt giảm vài nghìn đô cho mỗi chiếc xe của mình đã châm ngòi cuộc chiến giá xe, thì động thái này của CATL cũng tương tự: Châm ngòi cuộc chiến giá pin xe điện.
Nhận xét về vấn đề này, ông Caspar Rawles, Giám đốc Dữ liệu tại Benchmark Mineral Intelligencel, cho biết: "Đây là câu chuyện thị phần. Tôi nghĩ, một phần của câu chuyện này chính là cuộc chiến giá [pin xe điện]".
Cũng theo nguồn tin bí mật của Reuters, lời đề nghị cắt giảm giá pin của CATL được gửi tới vài hãng xe, trong đó bao gồm NIO và Zeekr; nhưng đổi lại, NIO và Zeekr sẽ phải chuyển gần như toàn bộ hợp đồng cung cấp pin về cho CATL. Nếu như việc này diễn ra, khoảng 80% nguồn cung pin của các hãng xe này sẽ tới từ CATL.
Được biết, CATL hiện là nhà cung cấp pin lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 37% thị phần toàn cầu. Khi được Reuters yêu cầu bình luận về sự việc, cả CATL, NIO đều không phản hồi, Zeekr thì từ chối trả lời. Trước đó, nhiều hãng xe nội địa Trung Quốc đã lên tiếng phản đối CATL khi thương hiệu này vì chiếm lĩnh nhiều thị phần, nên có khả năng thao túng giá thị trường.
Xét trên thị trường toàn cầu, giá pin xe điện đã có đà giảm suốt hơn một thập kỷ, trước khi lại tăng lên vào năm 2022. Nhưng tại Trung Quốc thì từ năm ngoái, giá pin lại tiếp tục giảm. Ông Eric Norris, Chủ tịch của Energy Storage tại Albemarle Corp, nhà sản xuất pin Lithium cho xe điện lớn nhất thế giới, nhận định: "Đang có cuộc chiến giá. Từ vài tuần trước, chúng tôi đã thấy nhưng ở cấp độ của một mẫu xe hoàn thiện. Giờ đây, chúng tôi đã thấy cuộc chiến đã đi thẳng tới pin".
Ông cũng cho rằng chiến lược của CATL là "giảm giá để tăng thị phần".
Ngoài lãnh thổ Trung Quốc, CATL đang cho xây dựng các nhà máy pin mới ở tại Đức và Hungary; thêm vào đó, thương hiệu này cũng đang nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Cho đến hiện tại, CATL đang là đối tác với những đơn vị lớn và tên tuổi trên thế giới, như Ford, BMW và tập đoàn Volkswagen.
Những chiếc Tesla Model 3 và Model Y lắp ráp tại Trung Quốc cũng sử dụng pin của CATL; và đáng chú ý hơn, gần 40% số xe này sẽ được Tesla xuất khẩu sang các thị trường khác.
Những đơn vị như CATL đang góp phần giúp Trung Quốc nắm giữ thế chủ động trên thị trường pin xe điện. Theo số liệu của BloombergNEF, trong năm 2022 vừa qua, sản lượng pin của Trung Quốc đã chiếm 77% toàn cầu. Khả năng chiếm lĩnh thị trường của Trung Quốc đến từ việc quốc gia này kiểm soát sản xuất nhiều bộ phận quan trọng của pin xe điện, như Lithium tinh chế, điện cực, chất điện phân, anốt và catốt. Cũng chính nhờ đó mà Trung Quốc sẽ tiếp tục chiếm giữ thị trường trong tương lai.
Cũng theo Bloomberg, Mỹ và châu Âu tới năm 2030 sẽ phải đầu tư lần lượt 87 tỷ USD và 102 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu sử dụng nội địa, với chuỗi cung ứng nội địa hoàn toàn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng