Project Ara được Google ấp ủ như là một cuộc cách mạng trong ngành smartphone, nhưng đáng tiếc đã bị khai tử.
Năm 1981, IBM ra mắt chiếc PC (Personal Computer, cũng là tên gọi của máy) với cách sản xuất độc đáo đã làm thành đổi toàn bộ ngành máy tính và tạo nên những gì mà chúng ta có được ngày hôm nay. Thay vì tự thiết kế tất cả (như các sản phẩm từ trước của hãng), IBM quyết định dùng nhiều linh kiện bên ngoài nhất có thể. Điều này cho phép các công ty khác có thể thiết kế linh kiện cho máy, viết phầm mềm và thậm chí tạo nên cả một hệ sinh thái dành cho IBM.
IBM PC (1981)
Chiếc PC này dùng vi xử lý Intel (8088) và phần mềm của Microsoft (PC-DOS và Microsoft BASIC), đây chính là một sản phẩm mang tính cách mạng lúc đó. Điều này đã dẫn đến việc những máy tính cho phép người dùng tự do thay đổi cấu hình bên trong mà chúng ta đã quen thuộc ngày nay.
Các nhà sản xuất điện thoại cũng từng muốn tạo nên những sản phẩm như vậy. Trong quá khứ, một số dòng điện thoại có thể dùng khe thẻ nhớ như một cổng kết nối phụ kiện, bạn có thể thêm vào camera, kết nối Wi-Fi, GPS,... Tuy nhiên, phong trào này nhanh chóng lụi tàn.
Rồi đến một ngày, Google thông báo Project Ara, xuất hiện lần đầu vào năm 2013, Project Ara lấy ý tưởng từ Phonebloks, cũng là một ý tưởng thiết kế chưa được thương mại hoá.
Phonebloks
Theo đó, Project Ara hứa hẹn sẽ mang đến chiếc smartphone mà người dùng có thể thay đổi cấu hình như máy tính. Bạn muốn camera tốt hơn? Chỉ việc tháo camera cũ ra và gắn camera mới vào, muốn chip mạnh hơn? Mua con chip mới mà gắn vào thôi.
Đây là dự án bắt nguồn từ phòng nghiên cứu của Motorola Mobility mà Google đã mua lại từ năm 2012 (và sau này phải bán đi). Project Ara từng là một dự án rất quan trọng của Google, gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm không ngại chi tiền mua các bằng sáng chế của Modu, một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực làm điện thoại dạng module.
Modu từng tham gia MWC 2008 và khiến khách tham quan phải ấn tượng với một chiếc điện thoại siêu nhỏ và hỗ trợ những “jackets", có thể xem chúng như Moto Mods của Motorola ngày nay. Ví dụ như Slim Jacket mang đến tính năng của chiếc feature phone bình thường, Boombox Jacket mang đến loa stereo.
Project Ara thì khác như vậy một chút, ý tưởng là biến phần khung bên ngoài của máy như một hệ thống LEGO mà bạn có thể tháo rời từng thành phần ra và thay thế. Màn hình được gắn vào một khe trên khung, kết nối với bo mạch, mặt sau có nhiều ô và mỗi ô chứa các linh kiện có thể tháo rời ra.
Project Ara Part of it
Trong ý tưởng của Google, gần như mọi thành phần trên máy đều thay thế được, từ camera, loa, màn hình, chip xử lý, cho đến những thứ như thiết bị y tế,... Người dùng có thể tự do thay đổi theo ý muốn.
Kế hoạch của Google là làm đến 3 phiên bản với kích thước khác nhau, nhỏ nhất là cỡ chiếc Nokia 3310, trung bình là ngang với Nexus và to nhất là bằng Galaxy Note 3. Càng to, bạn càng gắn được nhiều module vào và máy sẽ càng nhiều tính năng, mạnh mẽ hơn. Bạn có thể chọn cấu hình cơ bản nhất để mua, rồi sau này dư dã sẽ từ từ nâng cấp. Thậm chí còn có thể thay thế cả khung máy.
Project Ara là dự án cực kỳ tham vọng của Google, với mong ước muốn tạo ra một sự đột phá như thời kỳ IBM PC, nhưng đáng tiếc nhiều giới hạn công nghệ hiện tại chưa thể biến dự án này thành hiện thực được. Năm 2016, Google đã phải khai tử Project Ara.
Thứ gần với Project Ara nhất ngày nay chính là Moto Mods của Motorola, bạn có thể gắn thêm loa, gamepad, modem 5G, thậm chí cả máy in Polaroid lên các smartphone Motorola có hỗ trợ Moto Mods, nhưng dù sao đây vẫn chỉ là một chiếc smartphone bình thường, có thể gắn thêm những “ốp lưng" đặc biệt. Bạn chỉ có thể gắn mỗi lần một Moto Mods, không đa dạng được như Project Ara.
Moto Mods
Đến tận hôm nay, Project Ara tuy đã chết nhưng nó vẫn là một điều cực kỳ hấp dẫn và được nhiều người mong muốn thành hiện thực. Đối với nhiều người, lý do duy nhất để mua một chiếc điện thoại mới là để có một camera tốt hơn hoặc vì pin của chiếc điện thoại cũ của họ không còn đủ dung lượng với nhu cầu dùng nữa. Với Ara, những vấn đề như vậy có thể được giải quyết nhanh chóng và rẻ tiền. Đáng tiếc thay, đến giờ ta vẫn phải bỏ tiền mua hẳn một chiếc điện thoại mới nếu muốn có sản phẩm tốt hơn, dù chỉ là trong một mặt nào đó.
Tham khảo: GSMArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng