Quá mệt mỏi với "anti-vaccine", nhiều quốc gia bắt đầu xử phạt những bậc phụ huynh không cho con mình đi tiêm phòng
Nói mãi không nghe thì phải phạt thôi, còn hơn là để "anti-vaccine" gây nguy hiểm tới tương lai con trẻ.
Đối với nhiều người khi được hỏi về tư tưởng anti-vaccine đang rộ lên gần đây, họ đều cảm thấy rằng việc không cho trẻ em đi tiêm phòng cũng tương đương với một dạng bạo hành, và những bậc phụ huynh anti-vaccine cần phải bị xử phạt bởi hành vi này. Bởi lẽ, việc không cho trẻ em tiêm phòng đầy đủ có thể dẫn đến việc lũ trẻ (và cả người thân xung quanh chúng) có nguy cơ cao bị những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong vì những căn bệnh này. Điều này đặc biệt trở nên nguy hiểm hơn vào thời điểm bệnh dịch bùng phát.
Vaccine là phương pháp tương đối an toàn và hiệu quả để phòng tránh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như viêm gan, ho gà, uốn ván, sởi, v...v... Tất nhiên không có thứ gì là tuyệt đối an toàn cả, vậy nên việc sử dụng vaccine vẫn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn - nhưng xác suất để điều này xảy ra vô cùng nhỏ, trong khi những nguy hại đến từ việc không tiêm phòng thì lớn hơn nhiều lần. Thế nhưng rất nhiều người đã dựa vào những tác dụng không mong muốn khi sử dụng vaccine để tạo nên một làn sóng anti-vaccine cũng như tẩy chay việc tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ nhỏ.
Vì quá mệt mỏi với làn sóng anti-vaccine, nên mới đây Úc cùng với một số quốc gia châu Âu khác đã bắt đầu thử nghiệm các hình thức xử phạt đối với những bậc phụ huynh không chịu cho con mình đi tiêm phòng. Bên cạnh đó, tại Úc, những ngôi trường cho phép những đứa trẻ không tiêm phòng đi học cũng sẽ bị xử phạt. Đây là một động thái có phần mạnh tay đối với những người thuộc nhóm anti-vaccine, nhưng có lẽ cũng tương đối cần thiết - trong bối cảnh các dịch bệnh nguy hiểm như sởi đang có nguy cơ bùng phát cao.
Cụ thể một số quốc gia đã bắt đầu ban hành các cơ chế xử phạt như sau:
Quốc hội Ý mới đây đã thông qua một điều luật bắt buộc tiêm phòng 10 mũi cho trẻ dưới 16 tuổi, cũng như yêu cầu các bậc phụ huynh phải chứng minh con của mình đã được tiêm phòng trước khi cho chúng nhập học tại trường. Nếu không, các bậc phụ huynh này sẽ phải nộp phạt 600 USD.
Tại Đức, những người quản lý trường mầm non có trách nhiệm báo cáo những bậc phụ huynh không cho con mình tiêm phòng đầy đủ. Những bậc phụ huynh này sẽ phải nộp phạt cho bộ Y tế với mức phạt lên tới 3000 USD.
Tại Pháp, bộ Y tế cũng đã yêu cầu trẻ em phải được tiêm phòng đầy đủ 11 mũi vào năm 2018 - tuy nhiên mức phạt đối với những bậc phụ huynh không chịu chấp hành vẫn chưa được thông qua.
Úc cũng đang xem xét việc cấm những đứa trẻ không được tiêm phòng tới trường, cũng như tới các trung tâm trông trẻ - đồng thời phạt những ngôi trường để trẻ không tiêm phòng đi học với mức phạt khoảng 24.000 USD. Bên cạnh đó, những gia đình không cho trẻ em tiêm phòng cũng sẽ không được hưởng một số phúc lợi y tế khác.
Vấn đề anti-vaccine tại châu Âu là một vấn đề đang khiến các nhà chức trách hết sức đau đầu, nhất là trong bối cảnh dịch sởi đang bùng phát một cách mạnh mẽ trên diện rộng. Úc cũng đang phải đương đầu với vấn đề này, và những biện pháp mạnh tay nói trên là nỗ lực để đối phó với tình trạng anti-vaccine đang ngày càng lan rộng. Hiện tại, Úc đang cố gắng đưa tỉ lệ trẻ em được tiêm phòng trở lại con số 95%.
Nhìn chung, nếu đưa trẻ em đi tiêm phòng thì xác suất xảy ra biến cố tương đối nhỏ, còn nếu không để trẻ em được phòng ngừa đủ thì khi dịch bệnh xảy ra, khả năng những mầm non tương lai bị nhiễm bệnh sẽ hết sức cao.
Tham khảo vox
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng