Qualcomm cho rằng hiện tại Việt Nam đã đủ chín muồi để xây dựng nền công nghiệp di động và cần có chiến lược cho lĩnh vực này. Qualcomm sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất các thiết bi di động như smartphone, máy tính bảng.
Thời cơ cho Việt Nam đã đến
Tuy nhiên thực tế việc phát triển điện thoại thương hiệu Việt trong thời gia vừa qua chịu cảnh “ba chìm bẩy nổi” trên thị trường. Chỉ 3 năm trước, Qmobile được xem là thương hiệu Việt phát triển nhanh nhất với dòng sản phẩm bình dân. Thế nhưng, những “đại gia” như Nokia, LG… đã tung ra hàng loạt sản phẩm cạnh tranh ở phân khúc này nên đã khiến Qmobile gặp khó. Hàng loạt các tên tuổi điện thoại thương hiệu Việt khác cũng âm thâm rút lui khổi thị trường. Hai “đại gia” ICT được xem là có khát vọng trong việc xây dựng công nghiệp di động thì cũng chỉ có Viettel bắt đầu có được một vài sản phẩm “Made in Việt Nam” còn phần lớn vẫn là “Made by” mà thôi.
Tuy nhiên, ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc khu vực Đông Dương của Qualcom, lại tỏ ra lạc quan cho nền công nghiệp đi dộng Việt Nam. Ông Nam cho rằng, hiện tại Việt Nam đã đủ chín muồn để xây dựng nền công nghiệp di động. Những hãng điện thoại lớn nhất cũng đã đặt nhà máy sản xuất điện thoại ở Việt Nam như Samsung, Nokia. Khi các doanh nghiệp này đặt nhà máy tại Việt Nam thì hàng loạt các doanh nghiệp phụ trợ sẽ đi cùng. Đây sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp của Việt Nam muốn sản xuất điện thoại di động và máy tính bảng có thể sẽ không phải mua của Trung Quốc nữa.
“Có thể nói những nhà sản xuất hàng đầu thế giới thường sản xuất thiết bị cao cấp và với đại đa số người dùng những thiết bị đó nằm ngoài khả năng kinh tế. Do đó, vẫn còn cơ hội thị trường cho nhà sản xuất trong nước. Họ có thể sản xuất thiết bị sở hữu tính năng phù hợp với người dùng và có mức giá phù hợp. Đây không phải thị trường ngách mà là một thị trường chính thống, đàng hoàng” ông Thiều Phương Nam nói.
Qualcomm sẽ cho Việt Nam dùng các sáng chế
Ông Thiều Phương Nam, cho rằng Việt Nam cần có chiến lược xây dựng nền công nghiệp sản xuất các thiết bị di động. Trong đó, Việt Nam cần có quyền sử dụng các phát minh mà các hãng hàng đầu thế giới phát minh ra trong lĩnh vực di động. Hiện Qualcomm đang có vài nghìn sáng chế liên quan đến lĩnh vực này. Trong khi đó Qualcomm có thể chia sẻ những sáng chế này cho các quốc gia để phát triển nền công nghiệp di động này.
“Hiện các quốc gia có nền công nghiệp di động mạnh đều sử dụng các sáng chế của Qualcomm. Việt Nam cũng có thể được chia sẻ những sáng chế này để phát triển nền công nghiệp di động trong tương lai. Việt Nam chỉ cần tham gia các chương trình ký hợp đồng bản quyền với Qualcomm là sẽ được sử dụng tất cả các sáng chế này. Nếu công ty nào đó ký kết với Qualcomm sẽ được sử dụng tất cả các bằng sáng chế hiện tại và cả trong tương lai. Lúc đó Qualcomm sẽ chỉ thu phí trên đầu thiết bị được sản xuất ra. Ngay tại Trung Quốc có tới mấy chục công ty sản xuất thiết bị di động sử dụng sáng chế của Qualcomm. Nếu Việt Nam không có chiến lược cho công nghiệp di động thì sẽ chỉ là mua các thiết bị Trung Quốc và gắn thương hiệu Việt Nam mà thôi” ông Thiều Phương Nam nói. Ông Thiều Phương Nam cho biết, với sự hỗ trợ của Qualcomm thì các nhà sản xuất có thể đủ sản xuất các thiết bị di động. Hiện tại Viettel cũng đã ký với Qualcomm để sử dụng sáng chế trong sản xuất USB 3G.
Theo nhận định của Qualcomm, thị trường Việt Nam đang chuyển từ 2G sang 3G và đi cùng với nó là sự chuyển đổi từ feature phone (điện thoại phổ thông) sang smartphone (điện thoại thông minh) là quá trình chyển đổi rất lớn tại Việt Nam, tạo ra sân chơi, thị trường hoàn toàn mới. Thị trường smartphone sẽ lớn hơn rất nhiều, những nhà sản xuất điện thoại trong nước có lợi thế rất lớn nếu nhìn vào yếu tố nội dung ứng dụng trên smartphone. Tầm nhìn của Qualcomm là “smartphone for everyone” - Tất cả người dân Việt Nam có cơ hội tiếp cận với smartphone và công nghệ 3G.
“Sự hỗ trợ của Qualcomm cho các nhà sản xuất nội địa của Việt Nam không chỉ về khâu tiếp thị mà còn giúp họ kiểm chuẩn điện thoại thông minh trên mạng Việt Nam cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, Qualcomm đóng vai trò quan trọng khi kết nối các nhà sản xuất smartphone trong nước với chuỗi cung ứng để có được sản phẩm với chi phí hợp lí nhất” ông Nam nhấn mạnh.
Theo ICTnews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng