Hệ thống phòng thủ chủ động Trophy - với khả năng phá hủy tên lửa và đầu đạn khi chúng bay tới gần mục tiêu - được ví như một tấm áo giáp vô hình giúp tăng cao khả năng phòng thủ của các loại xe tăng và xe thiết giáp.
Vài năm trước, những cỗ xe quân sự tại Israel được phát triển thêm một hệ thống phòng thủ để có thể phá hủy tên lửa nhắm tới bằng tháp súng shotgun. Hệ thống này mang tên "Trophy Active Protection System" (Hệ thống phòng thủ chủ động Trophy), và mới đây, được Mỹ áp dụng cho cỗ xe tăng M1 Abrams, cũng như xe thiết giáp Stryker.
Những hệ thống phòng thủ chủ động như Trophy đang trở nên ngày càng quan trọng trong các cuộc chiến tranh bất cân xứng mà Mỹ tham gia trong thời gian gần đây. Những chiếc xe tăng tiêu tốn hàng triệu đô la, vốn là được coi như một "pháo đài" di động trên chiến trường, giờ đây có thể bị tiêu diệt trong nháy mắt trước sức mạnh của một vài loại tên lửa đặc biệt.
Điều này, trong mắt các nhà quân sự, rõ ràng là không ổn tẹo nào. Nhưng nếu như có thể phá hủy tên lửa trước khi chúng bay tới mục tiêu, thì khả năng phòng thủ của xe tăng sẽ tăng lên rất nhiều lần. Và đây cũng chính là lý do mà những hệ thống phòng thủ chủ động như Trophy trở nên cần thiết.
Hệ thống phòng thủ chủ động Trophy
Hệ thống Trophy là sự kết hợp của radar cùng một khẩu súng tự động, nhờ vậy có thể phá hủy các vật thể di chuyển lại gần. Ý tưởng này đã xuất hiện từ rất lâu về trước, nhưng tới vài năm gần đây mới được áp dụng trong thực tế.
Theo như lời giải thích của Foxtrot Alpha vào năm 2014:
"Giống như người anh em Dome của mình, Trophy định vị các vật thể tiến tới gần thiết bị, thông qua một hệ thống radar được đặt xung quanh xe. Hệ thống này sẽ ngay lập tức dự đoán quỹ đạo di chuyển của vật thể, và dùng súng phá hủy chúng ngay lập tức"
Trophy là một hệ thống hoàn toàn tự động, và có khả năng xử lý các đầu đạn tấn công với tốc độ nhanh hơn nhiều, so với phản xạ của con người.
Năm 2014, xuất hiện một đoạn Video quay lại cảnh đạn tên lửa RPG bắn vào xe tăng Merkava Mk IV tại Israel nhanh chóng bị phá hủy bởi hệ thống Trophy:
Hệ thống Trophy bảo vệ xe tăng khỏi tên lửa
Khi kết hợp cùng với thiết bị gây nhiễu điện từ, hệ thống Trophy sẽ còn hoạt động hiệu quả hơn.
Thượng tướng Robert Walsh, trong báo cáo USNI cho biết, giai đoạn thử nghiệm của hệ thống này trên các phương tiện quân sự của quân đội Mỹ đã được bắt đầu.
Giai đoạn thử nghiệm hệ thống Trophy còn nhận được sự hỗ trợ từ phía Thủy quân Lục chiến. Quân đội Mỹ đang sở hữu 4 hệ thống, và sẽ áp dụng thử nghiệm chúng với xe thiết giáp Stryker, và xe tăng M1A2. Về phía Thủy quân, họ cũng đang thực hiện một số điều chỉnh trên xe tăng M1A1 để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống, và sau đấy sẽ thử nghiệm trước các loại tên lửa chống tăng.
Trên thực tế, Hải quân Mỹ đã sử dụng công nghệ với ý tưởng tương tự cho các tàu chiến của mình. Tuy nhiên, áp dụng với các phương tiện quân sự đường bộ là một vấn đề khác hoàn toàn - và phức tạp hơn rất nhiều.
Vấn đề của các phương tiện này nằm ở việc chúng còn phải đảm bảo việc di chuyển trên mặt đất - vậy nên kích thước và trọng lượng của chúng luôn cần phải hạn chế. Do đó, theo như ông Walsh chia sẻ trong báo cáo, "không phải cứ muốn đắp thêm bao nhiêu giáp vào cũng được". Các cỗ xe sẽ quá nặng để có thể sử dụng được trong thực chiến, chưa kể chi phí đổ vào chúng cũng tăng cao hơn rất nhiều, trong khi vẫn có thể bị phá hủy bởi các loại tên lửa hiện đại.
Vậy mới thấy, hệ thống Trophy khi được áp dụng sẽ trở nên quan trọng như thế nào. Đặt trong điều kiên hoàn hảo, các loại xe với hệ thống Trophy sẽ không cần thiết phải lắp đặt thêm giáp hạng nặng nữa - do đạn từ súng phóng lựu, tên lửa, và đạn pháo sẽ ngay lập tức bị phá hủy trước khi kịp chạm vào xe.
Stryker là tên gọi của một loại xe thiết giáp nặng 19 tấn, chuyên phục vụ cho mục đích chuyển quân, trinh sát, chữa cháy, sơ tán, v...v... Quân đội Mỹ đang sở hữu hơn 2000 cỗ xe thiết giáp loại này.
Còn xe tăng M1A1, trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây, vẫn là trụ cột quân sự của quân đội Mỹ - khi chúng sở hữu nòng súng đạn 120 ly với khả năng tấn công mục tiêu từ khoảng cách xa hơn 2 dặm. Cỗ xe tăng này liên tục được cải tiến từ năm 1980, với bản nâng cấp hiện tại là xe tăng M1A2.
Thiết giáp Stryker trong một cuộc tập huấn quân sự tại Hàn Quốc
Cả hai loại xe tăng M1A1 và M1A2 đều đang được sử dụng rất nhiều bởi quân đội Mỹ.
Tấm "áo giáp tàng hình" mà hệ thống phòng thủ chủ động Trophy cung cấp cho các phương tiện quân sự sẽ tăng khả năng chiến đấu của chúng hơn cao rất nhiều.
Thế nhưng, bên phía Nga cũng đã bắt đầu tạo ra những loại đầu đạn có khả năng xuyên phá hệ thống phòng thủ Trophy, như tên lửa RPG-30. Và vậy là, những nhà phát triển Trophy sẽ lại phải tiếp tục cải thiện để tăng cao khả năng phòng thủ của hệ thống hơn nữa. Hệ thống mới này mang tên "Trench Coat" - với khả năng bắn 17 đầu đạn ra nhiều phía khác nhau. Và bắn nhiều đạn như thế thì kiểu gì chẳng trúng mục tiêu, phải không nhỉ?
Tham khảo foxtrotalpha
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng