Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị triển khai đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông thông minh (ITS) trên các tuyến đường bộ cao tốc.
- Ùn tắc giao thông ảo: Nỗi ám ảnh mới của thời hiện đại!
- Châu Âu thử nghiệm phương thức giao thông Hyperloop với tốc độ lên tới 1.000 km/h
- Phương tiện giao thông kỳ lạ giữa đường phố Thượng Hải: “Con lai” của xe buýt và tàu điện ngầm, ngay cả người Trung Quốc cũng ít có cơ hội trải nghiệm
- Siêu dự án giao thông gần 70 tỷ đô, đi qua 20 tỉnh thành sẽ có ga ngầm ở sân bay lớn nhất Việt Nam?
- Truyền thông Indonesia: VinFast định hình tương lai giao thông trong khu vực
Hiệu quả của ITS
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau gần 10 năm vận hành có trang bị hệ thống ITS để quản lý vận hành giám sát từ xa mọi hoạt động trên tuyến đuờng đã mang lại nhiều hiệu quả. Với hệ thống camera giám sát được bố trí dọc tuyến, gắn trên các long môn chạy bảng tín hiệu điện tử và cột đèn chiếu sáng, tất cả các sự cố, tai nạn, vi ô tô vi phạm dừng đỗ, đi ngược chiều… thời gian qua đều được ghi nhận bằng hình ảnh, gửi về trung tâm xử lý dữ liệu và cung cấp cho lực lượng cảnh sát giao thông phạt nguội.
Theo ông Trần Anh Tú, Tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi – chủ đầu tư cao tốc Hà Nội – Hải Phòng), hệ thống ITS trên tuyến cao tốc được đầu tư đồng bộ ngay từ khi lập dự án. Hệ thống này bao gồm biển, bảng điện tử, camera giám sát tự động, cung cấp thông tin về tình trạng tuyến đường, mật độ xe, sự cố... giúp lái xe kịp thời nắm bắt. Có hệ thống này, khi xảy ra tai nạn, thay vì tuần đường phải đến tận hiện trường, trung tâm xử lý dữ liệu có thể phát hiện và điều phối kịp thời lực lượng đến hiện trường...
Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ GTVT, cả nước hiện mới chỉ có 8/35 tuyến cao tốc được đầu tư lắp đặt hệ thống ITS, gồm: Hà Nội - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, TP Hồ Chí Minh - Long Thành, Long Thành - Dầu Giây, TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình. Các hệ thống cũng chưa có sự đồng nhất, mỗi tuyến đầu tư công nghệ khác nhau, nên khó chia sẻ thông tin, khó tương tác tự động giữa các hệ thống.
Qua tìm hiểu, Việt Nam chưa có quy hoạch hệ thống ITS quốc gia, dẫn đến việc đầu tư các hệ thống ITS không thống nhất được các dịch vụ ITS cung cấp. Thực tế này khiến việc chia sẻ dữ liệu liên thông giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các lực lượng chuyên ngành chưa hiệu quả.
Theo quy hoạch đường bộ cao tốc, Việt Nam sẽ có 41 tuyến, với tổng chiều dài hơn 9.000 km. Đến nay, cả nước đã có 34 tuyến, với tổng chiều dài 1.829 km đưa vào khai thác. Dự kiến, đến năm 2025 sẽ đạt 3.000 km và đến năm 2030 đạt 5.000 km đường cao tốc. Đại diện Cục Đường cao tốc Việt Nam cho biết, hệ thống ITS có vai trò quan trọng không kém so với xây dựng tuyến đường. Việc đầu tư hệ thống ITS cần đảm bảo trung bình từ 70 – 100 km sẽ được điều hành bởi một trung tâm xử lý dữ liệu.
Đề nghị các địa phương vào cuộc
Theo đề nghị của Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phối hợp nghiên cứu xây dựng ITS đồng bộ để quản lý khai thác tuyến cao tốc Bắc Nam bảo đảm minh bạch, tránh lãng phí, nhằm tối ưu hóa hiệu suất khai thác, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, tiện lợi.
Để đảm bảo đầu tư đồng bộ trên các tuyến cao tốc, giữa các địa phương khi xây dựng ITS, các địa phương cần tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành và “Đề án định hướng trong đầu tư, vận hành khai thác ITS trên đường bộ cao tốc” đã được Bộ GTVT chấp thuận. Hệ thống trang thiết bị phải đảm bảo hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến; kết nối đồng bộ, hiệu quả giữa các trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến với trung tâm quản lý hệ thống giao thông thông minh quốc gia.
Trong Đề án định hướng trong đầu tư, vận hành khai thác ITS trên đường cao tốc, Bộ GTVT xác định, ITS cần được quy hoạch, quản lý đồng bộ và thống nhất trên toàn quốc, tương thích với chuẩn ITS trên thế giới, đảm bảo hiệu quả khai thác đường cao tốc.
Lộ trình thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025, Bộ GTVT sẽ xây dựng quy hoạch ITS quốc gia và kiến trúc ITS quốc gia đến năm 2030; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho đầu tư, khai thác, sử dụng ITS đã và đang đầu tư; thống nhất mô hình các giai đoạn phát triển của hệ thống thu phí không dừng (ETC)…
Giai đoạn 2025 - 2030 sẽ triển khai xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; kết nối các trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến về trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; vận hành trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia đối với hệ thống đường cao tốc.
Giai đoạn sau 2030, tiếp tục hoàn thiện hệ thống ITS các tuyến cao tốc được đầu tư hoàn chỉnh; kết nối các trung tâm ITS tuyến thuộc địa phương về trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia; vận hành Trung tâm quản lý, điều hành giao thông quốc gia trên phạm vi toàn quốc.
Tổng vốn đầu tư xây dựng ITS trên các tuyến cao tốc dự kiến sử dụng kinh phí còn lại của các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn I 2017 – 2020 và giai đoạn II 2021 - 2025 hơn 4.900 tỷ đồng. Số tiền này đủ để đầu tư các hạng mục còn lại của hệ thống ITS.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng