Trong thế giới của những ý tưởng, Hàn Quốc là một vị vua.
Xứ Kim chi cùng với Đức, Thụy Điển, Nhật Bản và Thụy Sĩ nằm trong tốp 5 quốc gia có chỉ số đổi mới cao nhất thế giới do Bloomberg bình chọn. Bảng xếp hạng 2016 Bloomberg Innovation Index được sắp sếp dựa trên những yếu tố như số tiền đầu tư cho nghiên cứu và phát triển cũng như mật độ các công ty công nghệ cao.
Hàn Quốc dẫn đầu toàn thế giới về mức giá trị gia tăng của các ngành sản xuất cũng như hiệu quả giáo dục. Trong khi đó, quốc gia này chỉ xếp 39 về năng suất. Nhưng điều đó chẳng quan trọng khi đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, mật độ các hãng công nghệ và số lượng bằng sáng chế của quốc gia này xếp hạng hai toàn thế giới.
Marcus Noland, giám đốc nghiên cứu tại Viện Peterson, Washington, người chuyên nghiên cứu về Hàn Quốc và Triều tiên cho rằng, mặcvị trí tốp đầu có thể thúc đẩy Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào công nghệ mới và cạnh tranh công bằng với các quốc gia khác trên thế giới nhưng vấn đề cần bàn luận tại Hàn Quốc là họ làm cách nào để biến những ý tưởng mới thành lợi thế cho nền kinh tế.
Tại Silicon Valley, những kỹ sư có ý tưởng mới có thể thành lập một hãng khởi nghiệp để tạo sự phát triển chung cho nền kinh tế Mỹ nhưng ở Hàn Quốc thì không như vậy, Noland nói. "Nếu một nhà khoa học hay một kỹ sư tại Samsung có một ý tưởng đột phá, họ sẽ không rời bỏ công ty và thành lập công ty riêng bất chấp rủi ro. Thay vào đó, họ sẽ báo cáo ý tưởng với quản lý của họ ở Samsung".
Hàn Quốc cũng nhận ra rằng yếu tố thể chế của họ sẽ khiến họ không thể tận dụng tối đa những lợi thế từ những ý tưởng sáng tạo, Noland cho biết.
"Tiền lương được xác định theo nhiệm kỳ và thâm niên cùng với sự thiếu linh động của chính sách hưu trí khiến tại Hàn Quốc ít có sự dịch chuyển nhân sự giữa các hãng và giữa các ngành khác nhau", ông nói.
Hàn Quốc hơn Đức, quốc gia xếp thứ hai, sáu điểm. Và mặc dù vượt xa các nước láng giềng, Nhật Bản (xếp thứ tư) và Trung Quốc (xếp thứ 21), nhưng Hàn Quốc vẫn phải lo lắng về sự cạnh tranh của các quốc gia này. Hàn Quốc một mặt phải đối phó với giá nhân công rẻ mạt của Trung Quốc và mặt khác phải cạnh tranh với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Do vậy, các nhà quản lý xứ Kim chi sẽ phải cố gắng hơn nữa để duy trì vị trí số một thế giới.
Quá nhiều rủi ro bủa vây các quốc gia xung quanh Hàn Quốc như tăng trưởng chậm, bất bình đẳng, thiếu việc làm khiến các nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng tại các quốc gia trong khu vực sáng tạo nhất thế giới này lo lắng về nền kinh tế, Noland nhận định.
Gần đây, sự hỗn loạn của thị trường Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh tới Hàn Quốc khiến ngân hàng trung ương quốc gia này phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế. Dự kiến, tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này sẽ tăng lên mức 3% trong năm 2016, giảm một chút so với mức 3,2% được đưa ra trong tháng 10 năm ngoái. Ước tính, mức tăng trưởng trong năm 2015 chỉ đạt 2,6% so với 2,7% như dự đoán.
Với các quốc gia khác, có mặt trong tốp 50 quốc gia sáng tạo nhất thế giới sẽ tạo động lực tăng trưởng dài hạn cho nền kinh tế.
"Khi sự sáng tạo của một quốc gia được công nhận mọi chuyện sẽ khác bởi quốc gia đó sẽ có xu hướng phát triển năng suất hơn từ đó mức sống cũng được tăng lên theo thời gian", Jay Bryson, nhà nghiên cứu kinh tế toàn cầu tại hãng Wells Farrgo Securities, chia sẻ.
Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, xếp hạng tám trong danh sách của Bloomberg và Trung Quốc, nền kinh tế mạnh thứ hai thế giới, xếp hạng 21. Thứ hạng của Trung Quốc được phản ánh một cách hợp lý bởi quốc gia này vẫn là một nước đang phát triển và chủ yếu sao chép công nghệ chứ không thực sự sáng tạo, Bryson nhận định.
Nhiều quốc gia lọt vào bảng xếp hạng này nhờ lợi thế nhân công rẻ mạt chứ không phải vì công nghệ phát triển. Bảng xếp hạng của Bloomberg cũng phản ánh chính xác tình trạng các quốc gia phía bắc đường xích đạo lấn áp các quốc gia phía nam của nền kinh tế toàn cầu. Rất ít quốc gia châu Phi và Mỹ Latin góp mặt trong tốp 50 và thứ hạng của họ cũng không cao. Châu Phi có Tunisia (46) và Morocco (48), châu Mỹ Latin, có Argentina (49) trong khi đó trong tốp 10 có tới 6 quốc gia châu Âu và ba quốc gia châu Á.
Ban đầu Bloomberg muốn tiến hành xếp hạng tất cả 200 nền kinh tế trên thế giới nhưng sau đó họ loại bỏ những quốc gia không báo cáo số liệu 6/7 hạng mục. Dựa trên danh sách dữ liệu thu được từ 84 quốc gia, Bloomberg đã xếp hạng tạo ra bảng xếp hạng 50 quốc gia sáng tạo hàng đầu thế giới.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng