Quốc gia 'hàng xóm' của Việt Nam sắp mở sàn giao dịch tiền điện tử
Việc thành lập sàn giao dịch do chính phủ hậu thuẫn nhằm bảo vệ người dân khỏi những trò gian lận và lừa đảo trong giới tiền điện tử.
- Mặt trái của hình thức gọi vốn cộng đồng, và bài học từ game Star Citizen hiện đã gọi được hơn 11 nghìn tỷ VNĐ tiền vốn
- Jack Ma mất 30 tỷ USD sau 3 năm: 'Nỗi đau' của tỷ phú từng giàu nhất Trung Quốc với lời tuyên bố hùng hồn ‘tôi không có hứng thú với tiền’
- Dự án bí mật ‘42’ của Elon Musk: Lấy hàng triệu USD tiền của Tesla xây 'biệt phủ kính' cạnh trụ sở, bị HĐQT điều tra
- Bỏ gần 700.000 mua game quá chán, người chơi vẫn cố cày cuốc, thiết lập kỷ lục thế giới cho đỡ phí tiền
Ngày 17/7 vừa qua, Bappebti - cơ quan giám sát giao dịch hàng hóa tương lai của Indonesia, thông báo nước này sẽ mở cửa sàn giao dịch tiền điện tử quốc gia trong tháng 7/2023, hãng tin tức địa phương Tempo đưa tin.
Trên thực tế, kế hoạch này đã được triển khai từ năm 2021, thể hiện sự đón nhận của Indonesia với cuộc cách mạng tài chính kỹ thuật số. Việc ra mắt sàn giao dịch tiền điện tửban đầu dự kiến diễn ra vào năm 2021 nhưng đã bị hoãn lại do một số vấn đề phức tạp liên quan đến quá trình này.
Bappebti là đơn vị phụ trách việc thành lập sàn giao dịch tiền điện tử do chính phủ Indonesia hậu thuẫn. Mục tiêu chính là bảo vệ người dân khỏi những trò gian lận tiềm ẩn cũng như các hoạt động lừa đảo phổ biến trong giới tiền điện tử.
Ông Didid Noordiatmoko, người đứng đầu Bappebti, cho biết tất cả giao dịch tiền điện tử tại Indonesia sẽ phải thông qua sàn giao dịch quốc gia với hình thức ứng dụng được tích hợp sẵn, đã được thử nghiệm và xác thực.
Bằng cách ra mắt sàn giao dịch do chính phủ quản lý, Indonesia hướng tới mục tiêu cung cấp nền tảng an toàn và minh bạch cho giao dịch tiền điện tử tại quốc gia này.
Một thống kê cho thấy tổng khối lượng giao dịch của tài sản tiền kỹ thuật số trong nước của Indonesia đã tăng vọt hơn 1.000% vào năm 2021, ở mức đáng kinh ngạc là 57,7 tỷ USD. Sự tăng trưởng theo cấp số nhân đó nhấn mạnh tiềm năng to lớn của thị trường tiền điện tử và sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư Indonesia đối với tài sản kỹ thuật số.
Bất chấp những triển vọng đầy hứa hẹn của thị trường tiền số, ngân hàng trung ương Indonesia vẫn duy trì quan điểm tiền điện tử không được công nhận là phương thức thanh toán hợp lệ và các ngân hàng bị cấm tạo điều kiện cho giao dịch tiền điện tử.
Cách tiếp cận thận trọng trên cho thấy nỗ lực của chính phủ Indonesia để đạt được sự cân bằng giữa việc tận dụng lợi ích của tài sản kỹ thuật số và giảm thiểu rủi ro liên quan đến chúng. Việc ra mắt sàn giao dịch tiền điện tử quốc gia của Indonesia được đánh giá là cột mốc quan trọng trong hành trình hướng tới tài chính kỹ thuật số của quốc gia này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng