Đây thực sự là điều kỳ diệu, nó trở thành hiện thực nhờ những hành động kiên quyết bảo vệ môi trường.
Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới, cuộc sống ở nơi đây cũng rất bình dị và con người thì vô cùng thân thiện. Người dân tại đây luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, vì nó được xem là yếu tố hàng đầu để đem lại hạnh phúc cho con người.
Quả thực nếu sống trong một thành phố bị ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm ánh sáng thì con người không thể nào hạnh phúc nổi. Đối với những người nước ngoài thì Bhutan vẫn là một quốc gia ẩn chứa nhiều điều bí ẩn thú vị. Bởi đây không phải là địa điểm thích hợp cho các du khách, với chi phí visa lên đến 290 USD/ngày.
Thế nhưng một thống kê mới đây đã khiến cho cả thế giới phải nể phục quốc gia này, không chỉ bởi đây là quốc gia hạnh phúc nhất. Mà bởi Bhutan là quốc gia đầu tiên trên thế giới không thải CO2 ra môi trường, thậm chí đây còn là nơi hấp thụ một lượng lớn khí CO2.
Tác hại của khí CO2 là rất lớn đối với môi trường sống của chúng ta. Loại khí thải này được tạo ra từ hầu hết các hoạt động của con người, từ các ngành công nghiệp và các loại phương tiện, máy móc. Nó góp phần làm thay đổi khí hậu, làm nhiệt độ nóng lên và ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, tại Bhutan lại diễn ra một sự bất thường. Trong khi tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang thải khí CO2 ra môi trường, thì Bhutan lại hấp thụ tới 6 triệu tấn carbon mỗi năm. Trong khi đó, lượng carbon thải ra chỉ là 1,5 triệu tấn.
Bhutan đã làm thế nào để biến điều kỳ diệu đó trở thành hiện thực?
Bhutan là một quốc gia có tới 72% diện tích là rừng núi, chính nhờ đó mà lượng CO2 được hấp thụ là rất lớn. Tuy nhiên không chỉ nhờ có điều kiện tự nhiên, mà Chính phủ Bhutan cũng có rất nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường sống của họ.
Bắt nguồn từ một lời hứa vào năm 2009, Bhutan tuyên bố rằng họ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên không thải khí CO2 ra ngoài môi trường. Những năm sau đó, họ sẽ tiếp tục giảm lượng CO2 và sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có lượng khí CO2 hấp thụ lớn hơn được thải ra.
Những gì mà Bhutan đã làm để biến điều kỳ diệu đó trở thành hiện thực là cấm khai thác gỗ để xuất khẩu. Hiếp pháp cũng được sửa đổi để đảm bảo rằng diện tích rừng không bao giờ được giảm xuống dưới 60% diện tích đất nước.
Bhutan cũng miến phí nguồn điện tạo ra từ thủy điện, để người dân không còn phải đốt than, củi và thải ra lượng CO2 rất lớn vào môi trường. Đó là những việc không quá phức tạp, không cần tới công nghệ hiện đại. Nhưng Bhutan đã làm và bảo vệ được môi trường của họ.
Đến năm 2030, Bhutan cho biết họ sẽ không thải ra khí nhà kính. Kế hoạch đó sẽ buộc Bhutan phải tích cực sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như sức gió và Mặt Trời. Một nhóm tình nguyện viên tại đây cũng đã lập kỷ lục với việc trồng 49.672 cây mới trong chỉ 1 giờ đồng hồ.
Những gì mà Bhutan làm được quả thực là bài học đáng giá đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tham khảo: gvi
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng