Quốc gia vượt mặt Mỹ để trở thành nơi sản sinh ra nhiều nhân tài AI nhất thế giới: Chiếm hơn 1/3 số lượng nhà nghiên cứu AI đang làm việc tại Hoa Kỳ
Khi nói đến AI hỗ trợ các chatbot như ChatGPT, Trung Quốc tụt hậu so với Mỹ . Nhưng khi nói đến việc đào tạo ra các nhà khoa học đằng sau thế hệ công nghệ mới này, Trung Quốc lại đang dẫn đầu.
- "Nhà vua đã băng hà": Mô hình AI còn xa lạ với nhiều người dùng Việt lần đầu tiên vượt qua GPT-4 trên bảng xếp hạng độ 'thông minh'
- Samsung phổ cập Galaxy AI tới hơn 100 triệu người dùng: Bạn có nằm trong số này?
- Chó AI dẫn đường hỗ trợ 17 triệu người khiếm thị ở Trung Quốc
- Người dùng than phiền tại sao chatbot Copilot không thông minh như ChatGPT, Microsoft đáp trả: "Do họ không biết dùng thôi"
- ChatGPT bị thổi phồng và tất cả chúng ta đều "bị lừa" về cái gọi là trí tuệ nhân tạo?
Trung Quốc vừa vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia sản sinh ra nhiều nhân tài về trí tuệ nhân tạo (AI) nhất, trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng giữa hai nước trên thị trường công nghệ toàn cầu.
Theo một báo cáo được thực hiện bởi tổ chức tư vấn MacroPolo, Trung Quốc sản sinh ra gần một nửa số nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới. Trong khi đó, Mỹ chỉ tạo ra khoảng 18%.
Điều này thể hiện một bước nhảy vọt lớn đối với Trung Quốc, vì chỉ ba năm trước, nước này đã sản sinh ra khoảng 1/3 nhân tài AI hàng đầu thế giới, trong khi tỷ lệ của Mỹ vẫn giữ nguyên.
Chênh lệch số lượng nhân tài đã diễn ra trong hơn một thập kỷ qua. Trong phần lớn những năm 2010, Hoa Kỳ được hưởng lợi khi một lượng lớn các bộ óc hàng đầu của Trung Quốc chuyển đến các trường đại học Mỹ để lấy bằng tiến sĩ. Phần lớn trong số họ chọn ở lại Mỹ. Nhưng nghiên cứu cho thấy xu hướng này cũng đã bắt đầu thay đổi, với số lượng các nhà nghiên cứu Trung Quốc ở lại quê hương ngày càng tăng.
Những gì xảy ra trong vài năm tới có thể rất quan trọng khi Trung Quốc và Mỹ chạy đua giành vị trí dẫn đầu về AI, biến các nhà nghiên cứu thành một trong những nhóm quan trọng nhất về mặt địa chính trị trên thế giới.
Trung Quốc đã bồi dưỡng rất nhiều tài năng AI, một phần vì nước này đã đầu tư rất nhiều vào giáo dục AI. Damien Ma, giám đốc điều hành của MacroPolo, cho biết kể từ năm 2018, đất nước này đã bổ sung hơn 2.000 chương trình AI đại học, trong đó có hơn 300 chương trình tại các trường đại học ưu tú nhất.
Trong khi Mỹ đi tiên phong trong những đột phá về AI, gần đây nhất là chatbot, một phần đáng kể công việc này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu được đào tạo ở Trung Quốc.
Theo nghiên cứu, các nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc hiện chiếm 38% trong số các nhà nghiên cứu AI hàng đầu đang làm việc tại Mỹ, trong đó người Mỹ chiếm 37%. Ba năm trước, những người đến từ Trung Quốc chiếm 27% số nhân tài hàng đầu đang làm việc tại Mỹ, so với 31% từ Hoa Kỳ.
Matt Sheehan, thành viên tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie và chuyên nghiên cứu về AI Trung Quốc, cho biết: “Dữ liệu cho thấy các nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc có vai trò quan trọng như thế nào đối với Mỹ về khả năng cạnh tranh AI”.
Theo NYT, Techloy
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng