Quỹ Đổi mới sáng tạo của Vingroup chính thức rót khoản vốn đầu tiên, gọi tên FullBright, ĐH Bách Khoa trong danh sách 20 dự án KH&CN được tài trợ, mức đầu tư lên tới 124 tỷ đồng
Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup vừa công bố danh sách 20 dự án khoa học và công nghệ được tài trợ với tổng giá trị 124 tỷ đồng, trong đó mức cao nhất là 10 tỷ đồng/dự án.
Sau 6 tháng công bố nhận tài trợ các dự án khoa học và công nghệ định hướng ứng dụng - Hội đồng Khoa học Công nghệ của Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VINIF) đã chọn được 20 dự án xuất sắc nhất từ gần 200 hồ sơ đăng ký.
Tổng mức tài trợ dành cho 20 dự án là 124 tỷ đồng, trong đó mức cao nhất là 10 tỷ đồng/dự án. Kinh phí tài trợ được sử dụng để chi trả cho lương của thành viên dự án, chi phí thuê chuyên gia trong nước và quốc tế; mua nguyên, nhiên, vật liệu và các vật tư, dụng cụ; mua sắm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thực hiện công bố quốc tế và đăng ký sáng chế…
Bên cạnh đó, Quỹ VINIF cũng hỗ trợ các dự án những nguồn lực khác như giới thiệu, cung cấp chuyên gia tư vấn, cung cấp cơ sở dữ liệu lớn và sở hữu trí tuệ từ Vingroup . Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện đầu ra cho các dự án nghiên cứu, VINIF sẽ hỗ trợ giới thiệu, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp của nghiên cứu vào thực tế; giúp đăng ký và bảo hộ bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích; tìm kiếm nguồn đầu tư sau dự án để tiếp tục hoàn thiện và phát triển sản phẩm.
Ngay trong tháng 8/2019, các dự án sẽ bắt đầu nhận tài trợ để triển khai, với mục tiêu đạt được tối thiểu 1 trong 4 yêu cầu:
- Có bài báo công bố trên tạp chí quốc tế hoặc các tổ chức nghiên cứu có uy tín xếp hạng Q1 hoặc tương đương;
- Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng;
- Chấp nhận đơn đăng ký sở hữu trí tuệ;
- Đào tạo thạc sỹ và hỗ trợ đào tạo tiến sỹ trong nước.
Với mục tiêu khuyến khích sự phát triển khoa học và công nghệ cho Việt Nam và nguyên tắc hoạt động phi lợi nhuận, các tài sản mua sắm và hình thành từ dự án như sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ cùng các kết quả dự án khác hoàn toàn thuộc về chủ nhiệm dự án, nhóm nghiên cứu hoặc tổ chức chủ trì.
Để được nhận tài trợ, chủ nhiệm dự án phải là nhà khoa học có bằng tiến sỹ, đã có kinh nghiệm và thành tựu; số lượng người nước ngoài tham gia dự án không được vượt quá 30%. Trường hợp chủ nhiệm dự án là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thì cần có thời gian làm việc trong nước tối thiểu 3 tháng/năm trong thời gian chủ nhiệm dự án. Điều kiện trên nhằm đảm bảo đúng mục tiêu hỗ trợ các nhà khoa học Việt và sự phát triển của khoa học nước nhà.
"Đây là chương trình hỗ trợ hàng năm của Vingroup, có cơ chế tài chính linh hoạt, thủ tục hành chính tối giản và các nguồn lực mạnh mẽ nhằm mang đến điều kiện làm việc tốt nhất cho các nhà khoa học; đồng thời thúc đẩy các nghiên cứu đi vào ứng dụng thực tế. Chúng tôi mong muốn góp phần hỗ trợ các nhà khoa học Việt Nam thực hiện thành công những dự án xuất sắc, có tầm ảnh hưởng lớn, với định hướng ứng dụng cùng phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại", GS. Vũ Hà Văn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, kiêm Giám đốc Khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup chia sẻ.
Đây là năm đầu tiên Quỹ VINIF chính thức đi vào hoạt động. Quỹ VINIF được tập đoàn Vingroup thành lập ngày 21/8/2018 với chức năng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam.
20 dự án nằm trong danh sách được VINIF rót vốn lần này thuộc các lĩnh vực Big Data, Y sinh tính toán, Gen và tế bào, Giao thông thông minh, IoT, Nhận dạng hình ảnh… đến từ các trường Chính sách công và Quản lý FullBright, ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc gia Hà Nội…
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng