Rắn mũi hếch: Đã giả chết rồi lại còn phát ra mùi hôi thối như xác đang bị phân hủy

    Đức Khương,  

    Rắn mũi hếch là một loài hết sức hiền lành, không có độc và bô hại với con người, do đó để tự bảo vệ bản thân mình trước những kẻ thù trong tự nhiên, chúng đã chọn cách giả chết, không những thế, cơ thể chúng còn phát ra mùi hôi thối như những xác động vật đang phân hủy.

    Khi nhắc đến rắn, người ta sẽ liên tưởng ngay đến một loài động vật nguy hiểm với những nhát cắn chết người. Khi cảm thấy bị đe dọa, đa số các loài rắn thường đưa ra dấu hiệu cảnh báo ví dụ như phùng mang hoặc rung đuôi để cảnh báo đối phương về việc nó có thể tấn công bất cứ lúc nào. Cũng chính vì sở hữu nọc độc nguy hiểm nên chúng đã sử dụng luôn nọc độc của mình để săn mồi cũng như phòng thủ thông qua những nhát cắn hoặc ở một số loài có thể phun nọc độc vào không khí.

    Rắn mũi hếch: Đã giả chết rồi lại còn phát ra mùi hôi thối như xác đang bị phân hủy - Ảnh 1.

    Đặc điểm phân biệt nhất của rắn hognose là chúng có một cái mũi hếch, cái mũi này sẽ hỗ trợ chúng trong công việc đào đất cát trong quá trình di chuyển. Rắn hognose rất đa dạng về màu sắc và hoa văn. Heterodon nasicus và H. kennerlyi có xu hướng có màu cát với các mảng màu đen và trắng, trong khi H. platirhinos thay đổi từ màu đỏ, xanh lá cây, cam, nâu, đến melanistic (tức là đen) tùy thuộc vào khu vực chúng sinh sống.

    Tuy nhiên với loài rắn mũi hếch, hay có tên gọi chính thức là rắn Hognose Bắc Mỹ, rắn zombie thì mọi thứ lại hoàn toàn khác. Chúng là một loài rắn khá hiền lành, không có nọc độc và hoàn toàn vô hại với con người. Do đó, để bảo vệ bản thân khỏi nhưng kẻ thù nguy hiểm trong tự nhiên, chúng đã chọn phương pháp giả chết, đồng thời phát ra những mùi hôi thối để đánh lừa đối phương.

    Rắn mũi hếch: Đã giả chết rồi lại còn phát ra mùi hôi thối như xác đang bị phân hủy - Ảnh 2.

    Có thể coi trong thế giới động vật, rắn Hognose là một diễn viên thứ thiệt và nó xứng đáng có được giải thưởng diễn viên xuất sắc nhất trong lễ trao giải Oscar dành cho các loài động vật. Hầu hết các đối thủ của rắn Hognose đều không mấy nghi ngờ trước cái chết hết sức "thuyết phục" của nó. Đa số đều bỏ đi vì nghĩ rằng con rắn thực sự đã chết. Có rất ít loài đủ sự tinh tường và xảo quyệt để biết âm mưu của con rắn. Nhưng nếu chúng đã biết mánh khóe giả chết của rắn Hognose, nó có thể sẽ bị chết trong tuyệt vọng.

    Khi gặp nguy hiểm, loài rắn này sẽ giả vở chết bằng cách mở miệng, lăn và quằn quại một lúc trước khi nằm ngửa để báo hiệu rằng nó đã chết. Thậm chí nó có thể ngừng thở, tỏa mùi kinh khủng để tăng tính thuyết phục cho cái chết. Tất nhiên sau khi kẻ thù đi khuất, nó sẽ lại bò thật nhanh để chạy thoát. Dưới góc nhìn khoa học, hành động trên của loài rắn Hognose thực chất là một cơ chế phòng vệ của nó và nó quả thực phát huy hiệu quả rất lớn.

    Rắn mũi hếch: Đã giả chết rồi lại còn phát ra mùi hôi thối như xác đang bị phân hủy - Ảnh 3.

    Trên thực tế, cơ chế phòng thủ đặc biệt này còn xuất hiện ở nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật có vú đến bò sát, côn trùng, hành vi này thường thấy ở các loài động vật cấp thấp trong chuỗi thức ăn nhưng cũng có thể biểu hiện ở các loài cấp cao hơn. Khi đối mặt với một tình huống bị đe dọa, một con vật có thể trông như vô hồn và thậm chí có thể phát ra mùi giống như mùi thịt thối rữa. Còn được gọi là thanatosis, cơ chế giả chết thường được sử dụng như một cơ chế tự vệ, một thủ thuật để bắt con mồi, hoặc một phương tiện để sinh sản hữu tính.

    Hiện tương giả chết ở những loài động vật khác

    Trong các động vật không xương sống, hiện tượng giả chết phổ biến trong ngành Arthropoda và đã được chứng minh là xảy ra ở bọ cánh cứng, bướm đêm, bọ ngựa, ve sầu, dế, nhện, ong bắp cày, ong và kiến. Còn đối với những loài động vật có xương sống, hiện tượng này đã được ghi nhân ở cá mập, cá, động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú.

    Rắn mũi hếch: Đã giả chết rồi lại còn phát ra mùi hôi thối như xác đang bị phân hủy - Ảnh 4.

    Opossum, loài thú có túi này từng chỉ tồn tại ở miền nam Hoa Kỳ. Nhưng gần đây chúng cũng xuất hiện ở Canada. Chúng đã được phát hiện ở British Columbia, Quebec và Ontario. Nhưng ở những khu vực này, mạng sống của vẫn bị đe dọa bởi nhiều động vật ăn thịt, như cú, cáo, đại bàng và thậm chí cả chó và mèo. Vậy làm cách nào để chúng trốn thoát khi một kẻ săn mồi đang rình rập xung quanh? Câu trả lời chính là chúng sẽ nằm trên mặt đất và giả vờ như đã chết. Đôi khi chỉ điều đó thôi cũng có thể ngăn một kẻ săn mồi không thể ngay lập tức nuốt chửng chúng. Nhưng những con Opossum còn tiến hóa thêm một bước nữa để tự bảo vệ mình - tương tự như rắn mũi hếch - chúng có thể cách tiết ra mùi hôi thối khó chịu. Nó có mùi giống như những con Opossum đã chết trong nhiều ngày.

    Rắn mũi hếch: Đã giả chết rồi lại còn phát ra mùi hôi thối như xác đang bị phân hủy - Ảnh 5.

    Nhện Web Nursery cũng là ví dụ điển hình cho hiện tượng giả chết, giống như nhiều loài côn trùng khác, sau khi giao phối, những con nhện cái thường cố gắng tóm gọn con đực để ăn thịt nhằm bổ sung protein cho trứng và quá trình sinh sản. Tuy nhiên với những con đực thông minh, chúng thường mang theo quá là những con côn trùng khác đã bị gói gọn trong búi tơ tới gần nhện cái, sau đó giả chết. Chúng sẽ đợi nhện cái tiến gần tới và ngay khi nhện cái bắt đầu thưởng thức món quà kia thì nhện đực sẽ "sống lại" và giao phối với con cái rồi chạy đi.

    Rắn mũi hếch: Đã giả chết rồi lại còn phát ra mùi hôi thối như xác đang bị phân hủy - Ảnh 6.

    Những con cóc lửa đến từ Châu Á và Châu Âu cũng gây ấn tượng mạnh với những màn giả chết. Khi gặp nguy hiểm, chúng sẽ ưỡn lưng và co quắp chân tay để hiển thị những dấu hiệu cảnh báo màu vàng hoặc cam ở mặt dưới bàn chân. Chúng cũng có thể lật ngửa bụng lên để hiện ra những dấu hiệu tương tự ở mặt dưới (do đó có tên là cóc bụng lửa).

    https://genk.icu/ran-mui-hech-da-gia-chet-roi-lai-con-phat-ra-mui-hoi-thoi-nhu-xac-dang-bi-phan-huy-20220511152359724.chn
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày