Raven - chú rô-bốt với đôi cánh của loài chim

    4T,  

    Dựa vào các nỗ lực của các nhà khoa học cùng sự hỗ trợ của công nghệ in 3D.

    Con người luôn muốn tạo ra những cỗ máy hoàn hảo mà nhờ đó họ có thể sử dụng để chinh phục thiên nhiên nói chung và bầu trời rộng lớn nói riêng. Ở những ngày đầu của sự phát triển về khoa học kỹ thuật, đã có không ít những nguyên mẫu thiết kế, theo đuổi và dựa vào khả năng bay của loài chim, tuy nhiên, hầu hết các thiết kế đều thất bại.

    Trong những ngày gần đây, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Maryland Robotics Center đã làm sống lại ý tưởng này với một chú robot biết bay, có thể đọc đến đây, chúng ta sẽ cảm thấy khá vô vị vì hiện tại đã có nhiều loại mô hình máy bay có thể bay lượn trên bầu trời nhưng chú robot chúng ta đề cập trong bài này sẽ là một thành tựu hoàn toàn khác, một robot biết bay có nguyên lý hoạt động hoàn toàn như cơ chế bay của loài chim với đôi cánh biết vỗ.

     Raven-Chú robot với đôi cánh của loài chim

    Raven-Chú robot với đôi cánh của loài chim

    Nguyên mẫu này được nhóm phát triển đặt tên là Robo Raven, như đã nói ở trên, đây không phải là nguyên mẫu đầu tiên bắt chước cơ chế bay của loài chim. Một thập kỷ dài của thí nghiệm này đi kèm với sự thất bại ê chề, tuy nhiên, nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của nhóm nghiên cứu, cuối cùng thì kết quả đạt được đã đúng như những gì họ mong đợi. Nhóm nghiên cứu của giáo sư S.K Gupta và giáo sư Hugh Bruck đã thành công trong việc xây dựng một nguyên mấu có cơ chế vỗ cánh giống y hệt một chú chim với đôi cánh điểu khiển độc lập.

    Về nguyên lý hoạt động, chú Robo chim này sử dụng hai động cơ đồng bộ có thể được lập trình với nhiệm vụ vỗ cánh. Với một loạt các tính toán, Robo Raven có thể điều chỉnh chuyển động vỗ của mình để duy trì khả năng bay lượn trên cao. Đó chỉ là bước đầu của một loạt các vấn đề mà nhóm các nhà khoa học kể trên đã khắc phục thành công. Với một loại các linh kiện phức tạp (động cơ, pin, thiết bị giúp chuyển động), chú robo này quá nặng để có thể cất cánh. Giải pháp được các nhà khoa học để ý đến đó là công nghệ in 3D và cắt laser để tạo ra các thành phần làm từ polymer có trọng lượng nhẹ. Khi tất cả các vấn đề đã được giải quyết, các nhà khoa học đã thành công trong việc đưa chú chim máy đúng nghĩa này lên bầu trời.

    Không chỉ bay một cách đơn thuần, nó có khả năng cơ động như một chú chim thật. Từ một khoảng cách hơi xa một chút, bạn có thể thậm chí còn chẳng nhận ra đó là một chú robot. Máy bay phản lực hoặc máy bay trực thăng không người lái có thể sẽ trông dễ phân biệt và hơi ồn ào nhưng Raven Robo thì khác, đây là một chú chim máy có khả năng hòa vào bầu trời như một chú chim thường.

    Robot này có thể sử dụng trong tương lai với mục đích giám sát nhưng trước tiên, các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu cần phải làm sao để giảm trọng lượng hơn nữa để Raven có thể mang theo một camera và bộ phận phát tín hiệu. Và biết đâu được, có thể trong tương lai, thứ bạn nhìn thấy trên bầu trời với một đôi cánh biết vỗ không chỉ là những chú chim thông thường nữa.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày