Dòng Redmi Note 12 có thiết kế khá giống với chiếc Redmi Note 11T Pro series.
- Xiaomi Band 7 Pro chính hãng: Thiết kế mới, đã hỗ trợ tiếng Việt hoàn chỉnh, GPS tích hợp, pin 12 ngày, giá gần 2 triệu
- Flagship Xiaomi đo dáng cùng iPhone 14 Pro Max
- Trên tay máy lọc không khí Xiaomi Smart Air Purifier 4 Compact: Thiết kế nhỏ gọn, điều khiển dễ dàng bằng ứng dụng
- Trên tay Xiaomi Civi 2: Điện thoại chuyên selfie của Xiaomi, có Dynamic Island giống iPhone, giá 7.9 triệu đồng
Xiaomi mới đây đã công bố ngày ra mắt chính thức của dòng Redmi Note 12 là vào ngày 27/10 tới đây. Dòng sản phẩm này gồm 3 phiên bản: Redmi Note 12, Note 12 Pro và Note 12 Pro+. Chi tiết về thiết kế của các phiên bản cũng đã được tiết lộ trong các hình ảnh rò rỉ mới nhất.
Trong hình ảnh "nhá hàng" được Xiaomi đăng trên trang Weibo chính thức, chúng ta có thể thấy Redmi Note 12 và Note 12 Pro sẽ có thiết kế giống với Redmi Note 11T Pro với mặt lưng kính, khung viền nhựa vuông vắn và cụm camera đặt chéo. Máy sẽ có các tuỳ chọn màu sắc như màu đen, trắng, xanh và hồng.
Trong khi đó với Redmi Note 12T Pro+, phiên bản cao cấp nhất của dòng Note 12 lần này sẽ có mặt lưng cong 2 cạnh bên, thiết kế cụm camera được giữ nguyên. Phiên bản này có 3 tuỳ chọn màu sắc là trắng, đen và xanh. Ngoài ra Xiaomi cũng sẽ tung ra một phiên bản đặc biệt có tên Redmi Note 12 Pro+ Yibo Racing Edition, sử dụng tông màu đen và xanh làm tông màu chủ đạo.
Về thông số phần cứng, Redmi Note 12 series sẽ đi kèm con chip Dimensity 1080 mới ra mắt của MediaTek. Con chip này hỗ trợ camera 200MP và có hiệu năng được nâng cấp. Được biết, một trong ba phiên bản Note 12 lần này sẽ trang bị cảm biến ISOCELL HPX 200MP được Samsung phát triển dành riêng cho các hãng điện thoại Trung Quốc. Đây cũng sẽ là lần đầu tiên một dòng smartphone tầm trung được trang bị camera 200MP.
Về mức giá, thông tin sẽ được Xiaomi tiết lộ tại sự kiện ra mắt tổ chức hôm 27/10 tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?