Rhamphorhynchus, là một chi thằn lằn có cánh đuôi dài sống vào kỷ Jura, chúng sở hữu răng giống kim khâu và hướng về phía trước.
Rhamphorhynchus là loài thằn lằn bay cỡ nhỏ của họ Rhamphorhynchidae, từng sống vào cuối kỷ Jurassic cách đây 148-150 triệu năm ở Châu Âu ngày nay.
Rhamphorhynchus là một loài thằn lằn bay cỡ nhỏ và tương đối nguyên thủy. Tổng chiều dài cơ thể khi tính cả đuôi thì chúng chỉ dài 1,3 mét và đôi cánh khi được dang rộng tối đa cũng chỉ dài khoảng 1,8 mét. Chúng sở hữu hàm răng dài, sắc nhọn được đặt so le với nhau và chỉa ra bên ngoài, khiến cho hàm răng này giống như những chiếc kim khâu, có thể đâm chết con mồi.
Hình ảnh được phục hồi của loài Rhamphorhynchus.
So sánh kích thước của Rhamphorhynchus với người trưởng thành.
Mô hình nhân tạo đầu của loài thằn lằn bay Rhamphorhynchus.
Hóa thạch của loài thằn lằn bay Rhamphorhynchus được tìm thấy ở Solnhofen, miền đông nam nước Đức. Thông qua phân tích niên đại carbon, giới cổ sinh vật học khẳng định rằng loài thằn lằn bay này từng sống tại vùng biển nông vào cuối kỷ Jura 148-150 triệu năm ở Châu Âu ngày nay. Và có chung thời gian sinh sống với tổ tiên của loài chim và Compsognathus - một chi khủng long chân thú đi đứng bằng hai chân. loài này có kích cỡ bằng một con gà tây.
Loài Rhamphorhynchus hoạt động chủ yếu ở ở vùng biển nông trên các hòn đảo, bởi vật thức ăn chủ yếu của chúng là những loài cá và động vật thân mềm cỡ nhỏ.
Rhamphorhynchus được phát hiện lần đầu tiên ở Đức trong thế kỷ 19 và được đặt tên vào năm 1846 bởi Christian Erich Hermann von Meyer. Loài thằn lằn bay này có sải cánh khiêm tốn chỉ tầm 1.8 m và nặng khoảng 1 kg.
Điểm dễ nhận dạng nhất của loài này là đuôi dài với chóp đuôi hình kim cương. Mõm dài với nhiều răng nhọn nhưng thưa, mọc xen kẽ trên dưới với nhau khi chúng ngậm miệng lại thích hợp để ăn cá. Hàm trên có 20 răng và hàm dưới thì 14 răng. Người ta còn biết được rằng Rhamphorhynchus có tốc độ tăng trưởng tương đối chậm, gần tương đương với cá sấu hiện đại, còn có thể có dị hình giới tính và có lối sống tương tự như những con mòng biển hiện đại ngày nay.
Plesioteuthis subovata là một loài động vật chân đầu sống cùng thời với loài Rhamphorhynchus. Nó là một loài mực nguyên thủy. Do có một số lượng lớn hóa thạch được phát hiện nên có thể kết luận rằng loài mực nguyên thủy này là một loài động vật rất phổ biến, và tất nhiên loài này cũng chính là thức ăn của thằn lằn bay Rhamphorhynchus.
Plesioteuthis là một chi mực đã tuyệt chủng, thuộc họ Plesioteuthididae. Chi này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1859, và hóa thạch của nó được tìm thấy ở cánh đồng Solnhofen nổi tiếng ở Đức.
HÌnh ảnh được phục hồi của loài mực Plesioteuthis.
Các nhà cổ sinh vật học trong quá trình quan sát mẫu hóa thạch của mực Plesioteuthis đã phát hiện ra một mẫu hóa thạch răng nhỏ ở trong đó. Chiếc răng này chỉ dài 1,9 cm và rộng 0,3 cm. Đánh ra từ kích thước của mẫu hóa thạch này giới nghiên cứu cho rằng chiếc răng này thuộc về loài thằn lằn bay Rhamphorhynchus.
Đánh giá từ hình dáng bên ngoài, hóa thạch răng có hình dạng rất mỏng, phần gần chóp răng hơi cong xuống và men răng của chóp răng được bao phủ bởi phốt phát. Rõ ràng, đây là bằng chứng trực tiếp cho thấy loài mực cổ đại Plesioteuthis là thức ăn của những con Rhamphorhynchus.
Rene Hoffmann, một nhà cổ sinh vật học của Đại học Bochum, Đức và các đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu mẫu hóa thạch mực cổ đại có răng của loài thằn lằn bay Rhamphorhynchus. Ông nói: "Bởi vì hóa thạch của mực cổ đại được bảo quản rất tốt, vì vậy có thể chứng minh rằng nó không bị thằn lằn bay ăn thịt và những chiếc răng còn lại trong lớp vỏ của con mực đã chứng minh rằng cuộc đi săn của Rhamphorhynchus đã bị thất bại".
Đánh giá từ mẫu hóa thạch có thể thấy con mực cổ đại bị tấn công là một con trưởng thành, có chiều dài cơ thể (không tính râu) là 28,5 cm, và với kích thước như vậy, đây được coi là con mồi lý tưởng của loài Rhamphorhynchus. Khi con mực bị tấn công, nó đã cố gắng vật lộn một cách điên cuồng và cuối cùng đã trốn thoát khỏi được cái miệng tử thần của loài Rhamphorhynchus, nhưng chiếc răng của loài thằn lằn bay thì vẫn được găm vào mai của nó.
Đại học Bochum, Đức.
Nhà cổ sinh vật học Rene Hoffmann.
Hoffmann nói thêm: "Chúng ta vẫn không biết con mực cổ đại đã chết hay vẫn còn sống sau cuộc tấn công đó, nhưng cơ thể của nó vẫn còn giữ lại chiếc răng của con thằn lằn bay. Và chắc chắn là khu vực sinh sống của loài mực cổ đại này gần sát mặt nước, bởi vậy chúng mới có khả năng trở thành con mồi của loài Rhamphorhynchus".
150 triệu năm trước, một nhóm lớn những con Rhamphorhynchus đang bay lơ lửng trên bầu trời xanh. Dưới đôi cánh của chúng là một vùng biển xanh nông - vùng biển nông này ngày nay là Solenhofen ở Đức. Một con thằn lằn bay Rhamphorhynchus bắt đầu hạ thấp độ cao và bay sát mặt biển, đôi mắt to của nó phát hiện ra một con mực gần mặt nước. Và nó đã lao về phía con mực, khi tới gần mục tiêu, con Rhamphorhynchus bắt đầu mở miệng cắn con mồi và hàm răng sắc nhọn của nó đâm vào cơ thể của con mực xấu số. Rhamphorhynchus cắn con mực cổ đại, nhưng thấy rằng con mồi chỉ có thể vật lộn một cách tuyệt vọng. Nó liền cắn chặt hơn và để một chiếc răng đâm vào rồi mắc kẹt trong lớp vỏ của con mực. Con mực co giật dữ dội, cuối cùng nó đã thoát ra khỏi hàm răng sắc nhọn của Rhamphorhynchus và mang theo đó là 1 chiếc răng của con thằn lằn bay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng