Rót tiền vào 800 startup nhưng chỉ 1 thành công, người đàn ông này vẫn được Hoàng tử Saudi và Tim Cook tin tưởng giao cho 100 tỷ USD để... đầu tư tiếp
Khoản đầu tư vào Alibaba với chỉ 20 triệu USD trong năm 2000 hiện tại trị giá 15,5 nghìn tỷ yen (tương đương 138 tỷ USD) – một trong những khoản đầu tư lời lãi nhất mọi thời đại.
Đầu năm ngoái, Cheng Wei – nhà sáng lập kiêm CEO của ứng dụng gọi taxi của Trung Quốc là Didi Chuxing đã cố gắng từ chối nhận tiền đầu tư từ nhà đầu tư huyền thoại Masayoshi Son. Cheng nói với ông chủ Softbank rằng mình không cần thêm tiền mặt bởi công ty của anh đã huy động được 10 tỷ USD.
Đáp lại lời khước từ đó, Son nói rằng: "Được thôi, tôi sẽ chuyển hướng sang đầu tư vào một trong những đối thủ của công ty cậu". Cheng bắt đầu dịu lại và cuối cùng chấp nhận khoản đầu tư lên tới 5 tỷ USD – lớn nhất từ trước đến nay cho một vòng huy động vốn của startup công nghệ.
Anthony Tan – đồng sáng lập Grab nhớ lại lần đầu gặp Son từ vào tháng trước khi ông đang cân nhắc đầu tư vào đây. Trong lúc nói chuyện, Son đã đề cập tới việc đầu tư sớm vào Alibaba. "Nhiều năm trước, Jack Ma cũng ngồi đây. Anthony, hãy nhận tiền đầu tư từ tôi. Điều đó tốt cho cậu. Tốt cho cả tôi. Còn nếu cậu không nhận, thì mọi chuyện chỉ tồi tệ với cậu mà thôi". Và như nhiều nhà sáng lập khác, Anthony Tan gật đầu!
Son tiếp tục dùng chiêu thức tương tự vào tháng 11 khi công khai "dằn mặt" Uber rằng nếu không chấp nhận điều kiện thỏa thuận đầu tư như ông muốn, Softbank sẽ chuyển sang rót tiền cho đối thủ Lyft của họ. Kết quả là tuần trước, Uber đã công bố sẽ nhận khoản tiền đầu tư lên tới 9 tỷ USD từ Softbank!
Năm vừa qua, Masayoshi Son đã khá bận rộn trong thế giới công nghệ. Nhờ được "chống lưng" của Thái thử Ả rập Saudi và CEO Tim Cook của Apple khi đồng ý rót phần lớn tiền cho quỹ đầu tư 100 tỷ USD của Softbank, Masayoshi hiện đã nắm cổ phần tại hàng loạt doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau gồm: Ứng dụng gọi xe, sản xuất chip, chia sẻ văn phòng, xây dựng tên lửa, robot và thậm chí là trang trại rau trong nhà.
Cách đưa ra quyết định đầu tư của Son cũng khá đặc biệt. Thông thường ông ấy sẽ mời các nhà sáng lập tới nói chuyện mặt đối mặt, khuyến khích họ nhận số tiền đầu tư nhiều hơn mức họ muốn và dùng lợi thế "nhiều tiền" của mình như một vũ khí lợi hại nhất.
"Thật sự là chưa từng có bất kỳ tiền lệ nào như vậy từ trước tới giờ", Giáo sư Steven Kaplan đến từ Trường kinh doanh Booth thuộc Đai học Chicago nhận định.
Son mô tả chính mình là người tin vào cuộc cách mạng thông tin, và nói rằng một ngày máy tính sẽ vượt trí thông minh của loài người. Tuy nhiên, Son cũng chịu nhiều chỉ trích. Họ nghi ngờ rằng liệu cứ rót vốn ồ ạt vào các ứng dụng gọi xe thì startup có thể sử dụng tiền hiệu quả hay không?...
Masayoshi hiện đã nắm cổ phần tại hàng loạt doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau
Hiện tại, Son - 60 tuổi đã thực hiện hàng trăm khoản đầu tư kể từ khi ông thành lập nên Softbank vào năm 1981 và trong suốt giai đoạn bong bóng dotcom, ông đã suýt trở thành người đàn ông giàu có nhất thế giới. Tuy nhiên, phần lớn các thỏa thuận này đều thất bại và Son có được danh tiếng nhờ một giao dịch duy nhất: Khoản đầu tư vào Alibaba với chỉ 20 triệu USD trong năm 2000.
Cổ phần của Softbank ở Alibaba hiện tại trị giá 15,5 nghìn tỷ yen (tương đương 138 tỷ USD) – một trong những khoản đầu tư lời lãi nhất mọi thời đại. Tuy nhiên nhiều người nghĩ rằng chuyện đó chỉ là "ăn may" mà thôi. Cứ cho là vậy đi, câu hỏi đặt ra là liệu Son có thể thành công thêm một lần nữa hay không?
Son từ chối bình luận về câu hỏi này.
Mỗi 1 phút gọi được 1 tỷ USD
Thương vụ mới lớn nhất của Son là vào tháng 9/2016. Quyền Thái tử Ả rập Saudi Mohammed bin Salman đã tới Tokyo để tìm cách da dạng các khoản đầu tư ngoài dầu mỏ. Ông đã gặp Son – người thuyết trình ý tưởng tạo lập nên quỹ đầu tư lớn nhất thế giới trong lịch sử ở lĩnh vực startup công nghệ tài chính. Và chỉ chưa đẩy 1 giờ sau, bin Salman đã đồng ý trở thành nhà đầu tư chính yếu vào quỹ này. "45 phút, 45 tỷ USD. Cứ mỗi phút tôi có thêm 1 tỷ USD", Son nói trong chương trình truyền hình The David Robenstein.
Son không chờ tiền tới rồi mới bắt đầu các thỏa thuận. Ông đã kiến tạo 100 khoản đầu tư vào năm ngoái với tổng giá trị lên tới 36 tỷ USD. Số tiền đó thậm chí còn lớn hơn giá trị của nhiều công ty thuộc hàng top ở thung lũng Silicon gồm Sequoia Capital và Silver Lake gộp lại.
Càng ngạc nhiên hơn khi Softbank chính là đơn vị đơn thương độc mã tham gia vào các thỏa thuận này mà không cần tới sự trợ giúp của các nhà băng như Deutsche Bank, Goldman Sachs và Morgan Stanley. Các cấp dưới sẽ trình bày ý tưởng cho Son nhưng ông sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Về cơ bản, ông ấy là người đàn ông chủ chốt duy nhất tại Vison Fund trong khi các quỹ khác có rất nhiều người có tầm ảnh hưởng.
"Đó là quỹ 100% Masa. Mà không thì cũng phải là 99,9%", một CEO nói.
Son thường chỉ nhờ tới các ngân hàng đầu tư với những thỏa thuận lớn và phức tạp như Uber.
Son có cách tiếp cận khá kỳ lạ. Ông thường mời nhà sáng lập tới Tokyo để nói chuyện trực tiếp bằng tiếng Anh. Ông sẽ bắt đầu bằng một cuộc họp trong một phòng hội nghị lớn tại tầng 26 của tòa nhà Softbank. Sau đó, khách mời và nhân viên sẽ tới khu vực ăn riêng cũng ngay trong tầng đó. Khách mời có thể thăm quan khu vườn của Son và thư giãn. Trợ lý của Son sẽ chuẩn bị những món ăn đặc sản Nhật Bản, tivi màn hình lớn để chiếu những trận bóng rổ của đội Softbank Hawks. Trong không gian như vậy, mọi người có thể nói chuyện một chút với nhau.
"Ông ấy đặt ra rất nhiều câu hỏi. Nếu bạn là người thích nghĩ thật sâu, thật lâu và coi suy nghĩ là một nghệ thuật thì cuộc nói chuyện với Son chắc chắn sẽ là trải nghiệm tuyệt vời", theo CEO OneWeb – đơn vị đã nhận được 1 tỷ USD đầu tư của Softbank trong năm 2016.
Thực chất, nhân viên của Son đã tìm hiểu kỹ lưỡng startup trước khi để ông gặp gỡ với các nhà sáng lập. Như vậy trước khi gặp gỡ nhìn chung Son đã có cái nhìn tổng quan và có quyết định sơ bộ về việc liệu có muốn đầu tư hay không. Những câu hỏi của ông thường tập trung vào việc khuyến khích nhà sáng lập nên nghĩ rộng hơn về những cơ hội.
Eugune Izhikevich - người đang điều hành startup xây dựng não bộ cho robot đã được mời tới Tokyo vào tháng 5. Izhikevich đến với ky vọng kêu gọi Son đầu tư 10 triệu USD để công ty của anh có thể phát triển robot được sử dụng rộng rãi trong 1 hoặc 2 thập kỷ tới. "Ông ấy đã ngắt quãng tôi giữa chừng và nói ‘tôi sẽ đầu tư’. Anh muốn bao nhiêu thì có thể đạt được tầm nhìn đó", Eugune nhớ lại.
Doanh nhân người Nga nhận ra Son muốn cho anh nhiều tiền hơn số anh yêu cầu – với điều kiện là Izhikevich phải đẩy nhanh hoạt động. Son không muốn chờ tới 10 -20 năm. Ông muốn một con robot hoàn chỉnh trong 3 – 5 năm nữa.
Tháng 7, Softbank tuyên bố khoản đầu tư trị giá 114 triệu USD vào Izhikevich. Dù đã nhận được số tiền nhiều hơn mong đợi, nhưng Izhikevich hiện cảm thấy áp lực vì kỳ vọng quá lớn của Son.
Son nằm trong hội đồng quản trị của nhiều công ty gồm cả Sprint, Alibaba và ARM Holding – thỏa thuận được Softbank mua lại vào năm 2016 trị giá 32 tỷ USD – lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Ông cũng liên quan mật thiết đến hoạt động của Sprint khi công ty này gặp khó khăn.
Một vài người bày tỏ Son có vẻ "kém thông minh" khi cho các nhà sáng lập nhiều tiền hơn số họ muốn. Nhưng sự thật là Son hiện nắm cổ phần lớn trong hơn 12 startup tiềm năng nhất trên thế giới, gồm cả Uber và Didi. Ông đã chứng minh rằng mình có thể giúp các doanh nhân theo đuổi đam mê, giấc mơ bằng khối tiền khổng lồ mình có. "Với tất cả các nhà sáng lập mà tôi từng làm việc, Son luôn là cái tên đầu tiên trong danh sách của họ", theo Mark Tluszcz – đồng sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm Mangrove Capital Partners.
Liệu Son có thể tạo thêm được một thương vụ giống Alibaba thứ 2?
Cuộc sống cá nhân của Son cũng có nhiều điều thú vị. Ông lớn lên tại vùng đảo xa xôi ở Kyushu, Nhật Bản. Son rời quê hương ở tuổi 16 để tới Mỹ theo học và trở thành doanh nhân khi vẫn đang theo học tại Đại học California tại Berkeley. Ông đã mang cỗ máy chơi game Space Invader từ Nhật Bản tới Mỹ và sáng chế ra một chiếc máy dịch tự động được bán với giá 1 triệu USD.
Son thích trò chuyện về cách ông đã chứng minh cho những người không tin tưởng mình rằng họ đã sai sau khi quay trở lại Nhật Bản xây dựng sự nghiệp. Những khoản đầu tư ban đầu của ông là vào Yahoo Nhật Bản và Alibaba. Ông cũng giành quyền điều hành hoạt động nhà mạng Vodafone Nhật Bản khi mọi người nghĩ công ty này đã chẳng còn hy vọng nào cả. Tuy nhiên với việc thuyết phục được Steve Jobs cho mình trở thành nhà phân phối độc quyền iPhone tại Nhật, ông đã nắm trong tay lợi thế cạnh tranh vô cùng sắc bén.
Nói như vậy không có nghĩa là Son chưa bao giờ thất bại. Trong thời kỳ bong bóng dotcom, Son là một trong những nhà đầu tư lạc quan nhất, hăng hái nhất – rót tiền vào hơn 800 startup để tạo ra thứ ông gọi là "netbatsu" – một biến thể kỹ thuật số của hình thức tập đoàn độc quyền "Zaibatsu" tạo nên sự hưng thịnh của kinh tế Nhật từ thời Minh Trị. Tuy nhiên sau đó hầu hết những công ty này đều thất bại, Son đã mất tất cả, mất nhiều tiền hơn bất kỳ ai trong thời kỷ đó: 70 tỷ USD.
Hiện tại Son không còn sử dụng chiến lược đó nữa. Ông mô tả những người làm việc ở các startup mình đầu tư là "đồng chí" và là một phần của Tập đoàn Softbank mở rộng.
Chris Lane – một chuyên gia phân tích tại Sanford Bernstein nói rằng 8 trong 10 nhà đầu tư ông nói chuyện đều tỏ ra hoài nghi về Son. Họ xem ông như một nhà điều hành doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông cứng cỏi, đang chấp nhận quá nhiều rủi ro với các khoản đầu tư nhưng lại không có kỹ năng đặc biệt nào về đầu tư vào công nghệ.
Lane cũng tung ra bằng chứng rõ ràng để không nên tin tưởng Son: Giá trị cổ phiếu tại Alibaba của Softbank và một số tài sản khác trị giá 19 nghìn tỷ yen sau khi trừ đi nợ nhưng vốn hóa thị trường của Softbank chỉ là 9,8 nghìn tỷ yen. Điều này giống như hàng xóm của bạn có một chiếc vali và nói rằng có 1 triệu USD tiền mặt chứa trong đó nhưng bạn chỉ trả cho ông ấy 500.000 USD để mua chiếc vali bởi bạn nghĩ ông ấy sẽ đánh mất một nửa số tiền bên trong trên đường mang nó tới nhà bạn.
Nhiều người nghi ngờ còn khẳng định không chỉ không tin Son có thể thành công với một Alibaba thứ hai mà tập đoàn này còn sẽ tiêu xài hoang phí những thứ đang có.
"Cứ nghĩ tới việc viễn thông chẳng liên quan gì tới những khoản đầu tư hiện tại của Son bạn sẽ thấy so sánh trên là đúng".
Lane có lúc đã tin tưởng Son là "Warren Buffett của ngành công nghệ". Nhưng kể từ sau đó, khoảng cách giữa tài sản của Softbank so với giá trị thị trường của nó đã nới rộng hơn từ 41 lên tới 50%.
Son thì cho rằng đó là chuyện bình thường trong đầu tư. Tháng 5, ông ví Softbank với một con ngỗng để trứng vàng. "Ngỗng có giá trị hơn quả trứng vàng. Tôi không biết các bạn nghĩ sao về điều này. Nhưng nếu ai đó hỏi tôi, thì tôi khẳng định tốt hơn là nên để bị định giá thấp để có room tăng trưởng".
Tại một hội nghị của Softbak diễn ra vào tháng 7, Son đã dành thời gian trả lời câu hỏi của một người nói rằng Alibaba là khoản đầu tư thành công duy nhất của ông. Ông đã trả lời bằng cách trình chiếu 1 slide cho thấy những khoản đầu tư thành công khác của mình.
"Bạn có thể nghĩ tôi thật may mắn vì đầu tư sớm vào Alibaba. Đúng vậy, tôi phải cảm ơn Jack Ma rất, rất nhiều. Nhưng đó không phải là may mắn duy nhất. Nếu như gặp may nhiều lần thì có nghĩa là bạn có thực lực. Có lẽ tất cả là nhờ tôi thông minh", Son hóm hỉnh đáp lại.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng