Sa thải nhân viên dù còn nợ lương 3 tháng, công ty công nghệ bị xóa dữ liệu, ứng dụng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Câu chuyện về một lập trình viên có tên Tiểu Minh (Trung Quốc) trên diễn đàn công nghệ Tencent Cloud, bị công ty nợ lương và sau đó bị sa thải đã thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng.
- Một ngành học không bao giờ "hạ nhiệt": Thiếu hơn 2 triệu lao động, công ty nào cũng cần, lương cao nhất đến 100 triệu/tháng
- Người phụ nữ kiện công ty vì trả tiền cho cô để không làm gì trong suốt 20 năm
- Quên không chặn quyền truy cập hệ thống sau khi sa thải nhân viên, một công ty công nghệ bị xóa 180 máy chủ
- Khách hàng mua xe của Fisker lao đao, bị trạm sạc cắt tín dụng để cấn nợ sau khi công ty phá sản
Trong giới công nghệ, việc các nhà sáng lập công ty, đặc biệt là những người không xuất thân từ dân kỹ thuật, thường đánh giá thấp vai trò của đội ngũ phát triển sản phẩm là điều không hiếm gặp. Tuy nhiên, với những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, lập trình viên chính là "nhiên liệu" quan trọng giúp duy trì sự sống cho "động cơ" vận hành.
Là lập trình viên đầu tiên được tuyển dụng, Tiểu Minh ban đầu khá hài lòng với mức lương hậu hĩnh mà công ty dành cho mình. Anh đã nỗ lực hết mình và hoàn thành sản phẩm chỉ trong vòng 10 tháng. Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang, công ty bất ngờ cắt giảm một nửa số lượng lập trình viên sau khi sản phẩm đã được hoàn thiện. Mặc dù Tiểu Minh đã bày tỏ sự lo ngại với ban lãnh đạo về việc cắt giảm nhân sự sẽ gây áp lực lớn cho những người còn lại, khiến tiến độ công việc bị ảnh hưởng. Thế nhưng, những lời góp ý của anh đã không được ban lãnh đạo công ty tiếp thu.
Không những vậy, thái độ của ban lãnh đạo công ty đối với Tiểu Minh cũng thay đổi chóng mặt. Anh bất ngờ bị nợ lương với lý do công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Ban đầu, vì yêu quý công ty, Tiểu Minh đã nhẫn nhịn cho qua. Nhưng rồi, khi biết được thông tin tất cả nhân viên khác đều đã được nhận lương đầy đủ, anh đã không thể tiếp tục im lặng. Khi bị chất vấn, ban lãnh đạo công ty lại đưa ra lý do Tiểu Minh là người có mức lương cao nhất nên họ chưa thể chi trả.
Sau 3 tháng bị nợ lương, Tiểu Minh bị sa thải. Điều khiến anh vô cùng bức xúc chính là việc ban lãnh đạo công ty không hề có bất kỳ động thái thông báo trước 2 tháng cho anh như quy định. Chưa kể, trong khi không có tiền trả lương cho anh, công ty vẫn tiếp tục tuyển dụng thêm nhân sự mới cho các phòng ban khác.
Điều đáng nói, Tiểu Minh nắm giữ trong tay "chìa khóa" quan trọng bậc nhất của công ty: toàn bộ mã nguồn và mật khẩu truy cập hệ thống. Ngay sau khi bị sa thải, Tiểu Minh đã đến một quán Internet và lợi dụng quyền truy cập để xóa cơ sở dữ liệu người dùng cùng một số thông tin quan trọng khác trên Firebase của công ty. Đồng thời, anh cũng nhanh tay sao chép toàn bộ dữ liệu này về tài khoản Firebase cá nhân. Do công ty không có bất kỳ bản sao lưu nào, hành động của Tiểu Minh đã khiến ứng dụng bị lỗi nghiêm trọng, khách hàng không thể truy cập.
Ngay trong ngày hôm đó, Tiểu Minh nhận được cuộc gọi từ ban lãnh đạo công ty. Mặc dù biết rõ Tiểu Minh là người đứng sau sự việc, nhưng họ không có bất kỳ bằng chứng nào để buộc tội anh. Trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", ban lãnh đạo công ty buộc phải xuống nước năn nỉ Tiểu Minh giúp đỡ.
Tiểu Minh thừa hiểu "điểm yếu" của công ty, anh thản nhiên nói rằng nếu nhận được đủ 3 tháng lương bị nợ cùng 2 tháng lương bồi thường do không thông báo trước khi sa thải, anh sẽ xem xét giải quyết sự cố. Cuối cùng, ban lãnh đạo công ty đã đồng ý trả cho Tiểu Minh đủ 5 tháng lương. Về phía Tiểu Minh, sau khi nhận được tiền, anh đã khôi phục lại toàn bộ hệ thống cho công ty trong vòng 1 giờ.
Hành động của Tiểu Minh nhận về nhiề bình luận, đa số cho rằng Tiểu Minh đã quá liều lĩnh. Nếu các lập trình viên khác trong công ty biết chuyện và báo cáo với ban lãnh đạo, rất có thể Tiểu Minh sẽ phải đối mặt với rắc rối lớn hơn. Thậm chí, sự nghiệp của anh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hành động "báo thù" này, nếu công ty đâm đơn kiện.
Một số ý kiến nhận định Tiểu Minh nên liên hệ với cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của mình ngay từ khi bị nợ lương. Bởi lẽ, việc công ty nợ lương nhân viên là hành vi vi phạm pháp luật.
Câu chuyện của Tiểu Minh là bài học đắt giá dành cho cả người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Đối với người lao động, việc trang bị cho mình kiến thức về luật lao động và các kỹ năng bảo vệ quyền lợi bản thân là vô cùng cần thiết. Còn với người sử dụng lao động, việc tôn trọng và đối xử công bằng với người lao động chính là chìa khóa giữ chân nhân tài và xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng