Nếu Google có quân bài tủ là Motorola, thì Samsung có tập hợp ứng dụng.
Như trong bài trước GenK đã đề cập, những ứng dụng mà Samsung nhồi nhét lên trên chiếc Galaxy S 4 phần nhiều là “ứng dụng rác”. Nhưng Samsung gần như bắt buộc phải theo đuổi chiến lược đó, tất cả vì sự bền vững của một đế chế không dễ gì gây dựng.
Lý do dễ thấy nhất của việcSamsung phải gia tăng thêm nhiều tính năng trên chiếc smartphone của mình chính là từ mối quan hệ có phần không tốt đẹp gần đây với Google.
Khi mà Google ngoài mặt thì cho rằng “mối quan hệ giữa Google và Samsung vẫn tốt đẹp”, nhưng lại có tin hãng đang cho Motorola chuẩn bị hẳn một dòng X Phone. Thì Samsung khó lòng có thể ngồi yên chờ Google cạnh tranh với mình.
Google đã giữ lời với các đối tác Android khi không tận dụng Motorola sản xuất điện thoại cạnh tranh với họ. Những smartphone Razr của Motorola chỉ được giới thiệu nhỏ giọt và ít được quảng bá, khiến cho tên tuổi Motorola gần như chìm vào quên lãng.
Và Google cũng sẽ không ra mặt chống đối Samsung, bởi “giết” Samsung bằng sản phẩm “cây nhà lá vườn” cũng sẽ là dấu chấm hết cho cuộc chơi Android của những LG, HTC hay Sony. Nhưng một khi Samsung có thị trường quá lớn và ngày càng gây khó dễ cho Google bằng việc gia tăng thật nhiều ứng dụng, đẩy dịch vụ của Google xuống hàng thứ yếu, gây tổn thất trầm trọng cho doanh thu Google, lúc ấy Google sẽ ra tay.
Hơn nữa, hiện tại Samsung mới chỉ chiếm gần nửa thị phần Android. Nếu Samsung chiếm một thị phần khủng khiếp hơn, 75% chẳng hạn, thì việc Google đấu với Samsung cũng không ảnh hưởng nhiều tới các hãng khác. Bởi khi ấy, những nhà sản xuất smartphone khác cũng không còn nhiều thứ để mất.
Một khi Google tung con bài Motorola vào cuộc, Samsung có nhiều cách để lựa chọn chống lại. Nhưng cơ bản, hãng đã và đang xây dựng cho mình một hệ sinh thái nho nhỏ. Tuy rằng chúng chưa thể hay như các ứng dụng của Google và các “chuyên gia” làm ứng dụng khác, nhưng đủ cho Samsung dùng trong một nền tảng khác.
Thứ hai, nếu như quan hệ Google và Samsung vẫn tiếp tục êm đẹp, bộ sưu tập ứng dụng của Samsung vẫn có đất dụng võ.
Samsung còn có Tizen...
Chúng ta vẫn không quên rằng hiện tại Samsung có smartphone hai nền tảng ngoài Android: Windows Phone và Tizen (sắp ra mắt). Bằng việc tung ra ứng dụng của mình và đón nhận phản hồi của người dùng để cải tiến sản phẩm, Samsung có thể tạo nên một vài thương hiệu ứng dụng tốt.
Và khi sử dụng các ứng dụng độc quyền này trên các dòng máy Windows Phone hay Tizen, Samsung có thể quyến rũ được một lượng khách hàng nhất định bằng các dịch vụ độc quyền như S Health hay S Voice.
Hãy nhìn Nokia, hầu như các smartphone Windows Phone ngoài Lumia đều bị chìm dưới bóng của hãng điện thoại Phần Lan. Một phần cũng bởi các hãng khác như Samsung hay HTC đang tập trung vào Android, nhưng phần lớn là do người dùng mua smartphone như Lumia 920 bởi chữ Nokia đằng trước nó, nhiều hơn là vì hệ điều hành Windows Phone trong sản phẩm.
Cũng như vậy, Samsung hiện đang là nhà sản xuất smartphone số một thế giới, và sớm muộn người dùng sẽ đến với thương hiệu Samsung nhiều hơn là đến với “hệ điều hành Android”.
Chỉ có điều, ở vị thế của một gã khổng lồ, Samsung nên tập trung vào việc ra các tính năng độc đáo và hoạt động ổn định hơn là việc ra mắt hàng loạt tính năng mà đa số người dùng ít khi sử dụng.
Xem thêm: Samsung Galaxy S4: Nơi cư ngụ của những "ứng dụng rác".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng