Số liệu công bố cho thấy khoảng cách trên thị trường giữa Samsung và TSMC đã bị nới rộng trong quý III/2022.
- Trải nghiệm nhanh chiếc TV mới nhất từ Samsung: Không phải QLED thân thuộc nhưng chất lượng lại vượt mong đợi
- Việt Nam được coi là 'đại bản doanh' lớn nhất thế giới của Samsung
- Lý do Samsung cắt giảm sản lượng tại Việt Nam?
- Đến năm 2025, cảm biến vân tay của Samsung có thể bảo mật hơn gấp 2,5 tỷ lần
Trong quý III, Samsung Electronics đã không thể thu hẹp khoảng cách với TSMC của Đài Loan - Tập đoàn kinh doanh chip nhớ hàng đầu thế giới, theo Korea Times. Nỗ lực không ngừng đuổi kịp TSMC của gã khổng lồ Hàn Quốc dự kiến sẽ tiếp tục trong năm tới, trong bối cảnh ngành công nghiệp chất bán dẫn được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng lớn do nhu cầu sụt giảm.
Theo TrendForce, công ty theo dõi ngành công nghiệp bán dẫn, doanh thu Samsung trong lĩnh vực kinh doanh chip quý III/2022 đạt 5,5 tỷ USD, chiếm 15,5% thị trường toàn cầu. Thị phần của công ty cũng tăng nhẹ lên 16,4% trong quý II - lần đầu tiên sau hơn 2 năm. Trong khi đó, TSMC một lần nữa thể hiện sự thống trị áp đảo của mình với doanh thu khủng 20,16 tỷ USD, chiếm 56,1% thị trường toàn cầu trong quý III.
Các số liệu được TrendForce công bố cho thấy khoảng cách trên thị trường giữa 2 tập đoàn đã bị nới rộng lên 40,6 điểm phần trăm trong quý III, cao hơn khoảng cách 37,3 điểm phần trăm trong quý I và 37 điểm phần trăm trong quý II. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giá trị đồng won của Hàn Quốc suy yếu so với đồng USD, trong khi tốc độ tăng trưởng của TSMC luôn có xu hướng cao hơn.
“Chỉ TSMC có thể kiếm lợi nhuận đáng kể do nhu cầu dự trữ mạnh mẽ của Apple đối với chip nhớ lắp đặt trong các mẫu iPhone mới của năm nay. Doanh thu của TSMC đã tăng 11,1% so với quý trước lên 20,16 tỷ USD và thị phần tương ứng được mở rộng lên 56,1%”, TrendForce cho biết.
Bắt đầu từ quý IV năm nay, hoạt động kinh doanh chip toàn cầu được dự báo sẽ kết thúc chuỗi xu hướng tăng kéo dài 2 năm, chủ yếu là do nhu cầu sụt giảm. Trước tình trạng này, TSMC tích cực mở rộng đầu tư tăng công suất. Vào ngày 6/12, hãng còn tổ chức buổi lễ tiếp nhận thiết bị sản xuất chip tại Arizona, với khách mời tham dự là Tổng thống Mỹ Joe Biden và Giám đốc điều hành Apple Tim Cook, đồng thời tuyên bố sẽ tăng đầu tư vào các nhà máy tại Mỹ lên 40 tỷ USD, tức gấp 3 lần các khoản đầu tư trước đó.
“Việc xây dựng các nhà máy rõ ràng rất khó khăn. Sự kiện hôm nay cho thấy TSMC sẽ trở thành đối tác cơ bản trong mục tiêu phục hồi chuỗi cung ứng của mọi công ty”, Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang nói.
“TSMC luôn là công ty dẫn đầu lĩnh vực này trong 3 thập kỷ qua khi xác định rõ những thay đổi trong kinh doanh và theo đuổi những tiến bộ công nghệ. Trong khi đó Intel đã tụt hậu về mặt công nghệ trước TSMC. Mười năm trước, Intel có công nghệ xử lý tiên tiến nhất. Ngày nay, điều đó không đúng nữa”, ông Chris Miller, giáo sư lịch sử quốc tế tại Đại học Tufts đánh giá.
Mới đây nhất, TSMC tuyên bố chuẩn bị đầu tư vào nhà máy trị giá hàng tỷ USD khác ở Arizona, theo WSJ. Một nhà máy bán dẫn tiên tiến ở phía bắc Phoenix theo đó sẽ được xây dựng, nằm ngay cạnh nhà máy chip mà công ty đã cam kết hồi năm 2020. Quy mô khoản đầu tư dự kiến rơi vào khoảng 12 tỷ USD.
Động thái trên diễn ra sau khi Mỹ đồng ý cung cấp cho các nhà sản xuất chất bán dẫn khoản tài trợ béo bở nhằm đưa ngành công nghiệp sản xuất tiên tiến này trở lại đất Mỹ. Cơ sở mới của TSMC sẽ sản xuất loại chip 3 nanomet, nhỏ và nhanh nhạy nhất hiện nay.
Theo các chuyên gia, việc rót vốn xây dựng một nhà máy mới cho thấy sự lạc quan trong dài hạn của nhà sản xuất chip nhớ trong bối cảnh thị trường biến động. Được biết, nhu cầu đối với một số con chip đã giảm sau 2 năm tăng trưởng kỷ lục. Nhiều công ty chip, bao gồm cả TSMC, đã buộc phải cắt giảm các kế hoạch chi tiêu ngắn hạn để đối phó với suy thoái.
“Chúng tôi từng không có đủ chip nhưng giờ đây nhu cầu lại đang giảm. Điều này đang gửi tín hiệu gì? Nó làm nổi bật lên mối lo ngại ngày càng tăng rằng chúng ta sẽ sớm đối mặt với suy thoái ”, theo Matt Maley, chiến lược gia cấp cao tại Miller Tabak + Co.
Trong khi đó, Samsung thời gian tới dự kiến sẽ thảo luận nhiều hơn về cách thức thu hẹp khoảng cách với TSMC cũng như củng cố hơn nữa vị thế của mình. “Chúng tôi có thể duy trì trên điểm hòa vốn ngay cả khi các đối thủ khác thua lỗ”, đại diện Samsung nói.
Hồi tháng 8, Samsung thông báo kế hoạch chi khoảng 15 tỷ USD vào năm 2028 để thiết lập một cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) chip tại Hàn. Cơ sở này trải rộng trên diện tích 109.000m2 và sẽ nằm trong khuôn viên Giheung hiện có của Samsung, gần thủ đô Seoul.
“Khu phức hợp R&D hiện đại mới của chúng tôi sẽ trở thành trung tâm đổi mới, nơi những tài năng nghiên cứu giỏi nhất trên khắp thế giới có thể đến và cùng nhau phát triển”, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Samsung, Kye Hyun Kyung nói.
Mới đây, tập đoàn này còn công bố kế hoạch tăng ngân sách hơn 30% từ nay tới 2026 nhằm đẩy mạnh các mảng kinh doanh, từ chip đến dược phẩm, với mong muốn tạo ra hàng nghìn việc làm. Năm 2021, công ty cũng tiết lộ gói đầu tư khủng cho đến năm 2030 để nghiên cứu sâu hơn nữa vào lĩnh vực sản xuất chip tiên tiến.
Theo: Korea Times, WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng