Samsung có cả thế giới nhưng mất Trung Quốc: Chỉ còn vỏn vẹn 1% thị phần ở xứ sở tỷ dân dù lợi nhuận toàn cầu tăng 900% và soán ngôi Apple
Tinh thần dân tộc khiến người Trung Quốc thích dùng smartphone nội địa, ép thị phần của Samsung từ mức 20% năm 2013 giảm xuống dưới 1% năm 2018 và giữ ở mức thấp cho đến tận hiện nay.
- Sự cố camera của Samsung Galaxy S24 Ultra có thể phải đến tháng 6 mới được khắc phục
- Tròn 15 năm trước, Samsung ra mắt mẫu điện thoại Android đầu tiên: Không phải Galaxy S như nhiều người lầm tưởng
- Samsung "phô diễn" công nghệ chống chói cho TV OLED: Trải nghiệm mới thấy nó "bá đạo" cỡ nào
- Là hãng smartphone lớn nhất thế giới nhưng thị phần Samsung vừa chạm ngưỡng 0% tại Trung Quốc
- Apple mất ngôi vương tại thị trường Trung Quốc: Cái tên dẫn đầu không phải Samsung mà là một hãng điện thoại mới quay trở lại Việt Nam
Hãng tin CNBC mới đây cho hay lợi nhuận của Samsung Electronics trong quý I/2024 có thể tăng 931% so với năm ngoái, tương đương mức tăng 6,6 nghìn tỷ Won.
Thế nhưng điều trớ trêu là doanh số bán điện thoại của hãng này lại đang đứng cuối bảng xếp hạng tại Trung Quốc, thị trường smartphone lớn nhất thế giới. Nguyên nhân cũng chỉ vì tinh thần dân tộc chuộng đồ nội địa của người dân.
Đồ ngoại
Tờ SCMP cho hay thập niên 2010 là giai đoạn hoàng kim của Samsung tại Trung Quốc khi smartphone của hãng hợp thời thượng và là một trong những biểu tượng cho dòng điện thoại cao cấp.
Tại thời kỳ hoàng kim năm 2013, Samsung chiếm đến 20% thị phần smartphone Trung Quốc.
Thế rồi mọi chuyện bắt đầu xấu dần đi kể từ năm 2016 để rồi đến năm 2018, thị phần của hãng tại Trung Quốc chỉ còn chưa đến 1% và giữ ở mức thấp này cho đến tận ngày nay.
Bê bối nổ pin Galaxy Note 7 phá hoại hình ảnh smartphone hạng sang của Samsung, thế rồi xung đột thương mại Trung-Hàn, Mỹ-Trung khiến tập đoàn dịch chuyển dần nhà máy khỏi Trung Quốc và làm giảm độ nhận diện thương hiệu.
Theo SCMP, Samsung đã liên tục đóng cửa nhiều nhà máy ở Trung Quốc suốt vài năm qua, bao gồm công xưởng sản xuất smartphone lớn nhất toàn quốc của hãng ở Huizhou hay nhà máy sản xuất máy tính ở Shuzhou.
Năm 2013, Samsung có 63.316 nhân công ở Trung Quốc thì đến năm 2022, con số này chỉ còn 17.891 lao động.
Báo cáo của Counterpoint chỉ ra rằng chiến lược dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc khiến Samsung cắt giảm bớt đầu tư nhận diện thương hiệu cũng như phân phối ở thị trường này.
"Ngày nay chẳng có bạn bè nào của tôi dùng Samsung nữa cả. Tại sao lại không dùng hàng nội địa khi chúng có chức năng tương đương mà giá lại rẻ hơn nhỉ", một người dùng trả lời SCMP.
Có cố gắng nhưng không thành công
Năm 2019, Samsung đã cố gắng lấy lại thế trận với sản phẩm smartphone màn hình gập. Tập đoàn này khi đó chiếm đến 70% thị phần điện thoại thông minh màn hình gập trên toàn cầu và là người đi đầu ở mảng này tại Trung Quốc.
Thế nhưng với sự trỗi dậy mạnh mẽ về công nghệ của các hãng smartphone địa phương, lợi thế này không còn nữa.
Cụ thể, báo cáo của IDC cho thấy thị phần smartphone màn hình gập của Samsung trong quý I/2024 tại Trung Quốc chỉ đạt 5,9%, đứng cuối bảng xếp hạng. Con số này vốn là 11% vào cuối năm 2023, qua đó cho thấy hãng smartphone Hàn Quốc đang mất dần thị hiếu người tiêu dùng tại Trung Quốc.
Xin được nhắc rằng thị trường điện thoại màn hình gập ở Trung Quốc tăng trưởng đến 83%, đạt 1,86 triệu chiếc với sự dẫn đầu của các hãng nội địa.
Đứng đầu bảng xếp hạng là Huawei, ông vua smartphone dòng Android trở lại từ bước đường cùng khi chiếm đến 44,1% thị phần Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm nay. Honor, một thương hiệu con của Huawei, đứng thứ 2 với 26,7%. Tiếp đó là Vivo với 12,6% và Oppo với 9%.
Theo các chuyên gia, tinh thần dân tộc của người Trung Quốc là yếu tố chính tạo nên kết quả ngược đời này. Ngoài ra, việc Samsung rút dần nhà máy khỏi Trung Quốc nhằm hạn chế bị ảnh hưởng từ xung đột thương mại Mỹ-Trung cũng góp phần tạo nên tình trạng trên.
Thậm chí hãng nghiên cứu thị trường DSCC còn dự đoán Huawei sẽ thay thế Samsung trở thành ông vua mới mảng smartphone màn hình gập tại Trung Quốc.
Có cả thế giới nhưng mất Trung Quốc
Tờ The Guardian cho hay Apple đã mất ngôi vị hãng điện thoại bán chạy nhất toàn cầu vào tay Samsung sau kết quả kinh doanh quý I không như kỳ vọng mà nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm doanh số tại Trung Quốc, thị trường chủ chốt lớn thứ 2 của hãng.
Hãng điện thoại từ Hàn Quốc đã là công ty bán điện thoại lớn nhất toàn cầu về doanh số suốt 12 năm cho đến cuối năm 2023 khi Apple chiếm ngôi.
Thế nhưng vào đầu năm 2024, Samsung đã đòi lại ngôi vương với 20,8% thị phần smartphone toàn cầu, cao hơn 17,3% của Apple.
Báo cáo của IDC chỉ rõ rằng doanh số iPhone đã giảm từ 55,4 triệu chiếc trong quý I/2023 xuống còn 50,1 triệu chiếc cùng kỳ hiện nay, mức giảm mạnh chưa từng thấy kể từ đại dịch Covid-19.
Trong khi đó, Xiaomi của Trung Quốc đã nhanh chóng chiếm vị trí thứ 3 toàn cầu, áp sát Apple với 14,1% thị phần.
Đây là những thông tin cực kỳ trớ trêu vì trong khi Huawei từ cảnh phải đi đào mỏ, bán xe điện để lay lắt sống qua ngày để rồi hồi sinh mạnh mẽ với dòng điện thoại 5G thì Samsung, vị vua đòi lại ngôi vương từ tay Apple cho doanh số bán smartphone toàn cầu lại tụt xuống cuối bảng ở Trung Quốc.
*Nguồn: SCMP, CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng