Samsung đang dồn lực phát triển màn hình QD-OLED với nhiều đặc tính ưu việt hơn so với OLED
Trong đó, độ bền là một trong những điểm nổi trội của QD-OLED.
Theo thông tin gần đây, Samsung sẽ đóng cửa mọi dây chuyền sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) vào cuối năm nay, bao gồm 2 dây chuyền sản xuất tại Hàn Quốc và 2 dây chuyền tại Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty vẫn sẽ hoàn thành mọi đơn hàng hiện có vào cuối năm nay. Có một số dự đoán rằng Samsung muốn chuyển trọng tâm từ màn hình LCD sang màn hình QD-OLED. Kế hoạch phát triển của họ là sẽ tập trung vào sản xuất TV lượng tử và những TV này sẽ dùng màn hình QD-OLED. Bên cạnh đó, Samsung sẽ chi ra khoảng 11 tỷ USD để xây dựng một nhà máy có khả năng sản xuất những màn hình TV QD-OLED thực thụ.
QD-OLED là gì?
Nói một cách dễ hiểu, TV màn hình phẳng được chia thành TV LCD và TV OLED. Nếu LCD hoạt động dựa vào cơ chế đèn nền, thì OLED là màn hình có khả năng tự phát sáng. Các tấm nền LED và tấm nền chấm lượng tử đều được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ tấm nền LCD.
Trong khi tấm nền LCD sử dụng đèn huỳnh quang CCFL, TV LED sử dụng đèn LED. Về mặt kỹ thuật, không có sự khác biệt về chất lượng hình ảnh giữa hai loại tấm nền. Tuy nhiên, màn hình LED tiết kiệm điện hơn, tỏa nhiệt thấp hơn, và mỏng hơn.
Nói về công nghệ chấm lượng tử, nó không còn sử dụng đèn nền LED trắng mà sử dụng các tinh thể nano vô cơ có thể phát ra nhiều màu sắc khác nhau để làm nguồn sáng cho đèn nền. Nó có độ phủ dải màu cao hơn và tái hiện màu sắc chính xác hơn. Nhiều TV và màn hình máy tính chấm lượng tử trên thị trường hiện có dải màu NTSC 100% và dải màu sRGB 130%.
Màn hình OLED sử dụng những lớp phủ rất mỏng cấu thành từ chất liệu hữu cơ và chất nền thủy tinh, vốn sẽ phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Màn hình OLED có thể nhẹ hơn và mỏng hơn, đồng thời góc nhìn cũng rộng hơn. Nhược điểm của màn hình này là bạn luôn phải đối mặt với nguy cơ bị bóng mờ, và giá bán của nó cũng rất cao
Những ưu điểm của tấm nền QD-OLED
Tấm nền QD-OLED sắp xuất hiện của Samsung vẫn giữ được những ưu điểm của OLED. Ngoài ra, nó còn sử dụng công nghệ chấm lượng tử để mang lại dải màu rộng hơn và độ sáng cao hơn. Nguyên tắc hoạt động của nó là kết hợp giữa chấm lượng tử và OLED. Bởi OLED trong tấm nền QD-OLED chỉ phát ra một màu, do đó nhà sản xuất sẽ giảm được mức độ khá trong khâu sản xuất và hạ được chi phí sản xuất.
Nó còn có độ phủ dải màu rộng hơn và độ sáng cao hơn so với OLED. Hơn nữa, tấm nền QD-OLED hạn chế được rất nhiều sự xuất hiện của bóng mờ. Nói đơn giản, chất lượng của tấm nền QD-OLED có thể vượt qua OLED và giá cả thì thấp hơn nhiều. Quả là một công nghệ màn hình đầy hứa hẹn.
Dù giải pháp QD-OLED hấp dẫn là vậy, nó vẫn sẽ chưa thể cho OLED ra rìa được vì những lý do sau:
- Công nghệ OLED đã rất chín muồi, và khi công nghệ này tiếp tục cải tiến, giá sẽ giảm đáng kể.
- Ở thời điểm này, QD-OLED vẫn chỉ là một sản phẩm thí nghiệm. Không có bằng chứng nào đảm bảo chắc chắn chất lượng sản phẩm cả.
- Công nghệ QD-OLED chưa đủ chín muồi, ở thời điểm hiện tại, sản xuất hàng loạt là điều chưa thể thực hiện.
- Bởi QD-OLED là một công nghệ mới, giá của nó sẽ cao ngang ngửa OLED dù cho nó được kỳ vọng sẽ có giá thấp hơn.
Tham khảo: GizChina
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng